Thấy bố đánh mẹ, Nghĩa vào can ngăn và bảo mẹ chạy đi. Trong lúc xô xát, Nghĩa đã giành được gộc tre trong tay bố và đánh bố gây thương tích 36%.
Nghẹn đắng phiên tòa xét xử con đánh cha trọng thương vì bênh mẹ |
Trong phiên tòa sơ thẩm, TAND huyện Nghĩa Đàn đã tuyên phạt Ngô Quang Nghĩa (SN 1993) trú tại xã Nghĩa Hồng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Nhưng trong phiên tòa phúc thẩm mới đây, cho rằng mức án mà tòa tuyên trước đó cho con trai mình quá nhẹ, ông Ngô Quang Đ. đã viết đơn kháng cáo xin tăng án phạt tù cho Nghĩa. Ngoài ra, ông Đ. còn yêu cầu tòa án xem xét “tội trạng” của vợ ông về hành vi bao che cho con.
Cha “tố” con và nỗi đau một gia đình
Vừa bước vào phòng xét xử nhìn thấy cha, Nghĩa đã quỳ gối xuống để xin lỗi cha mình. Nghĩa đã khóc và cảm thấy day dứt vì hành động bất hiếu của mình. Nhưng người cha chỉ nhìn con trai mình một cách lạnh lùng rồi quay mặt đi chỗ khác. Nhìn thấy cảnh tượng đó ai cũng phải rơi nước mắt vì nguyên nhân khiến Nghĩa chịu sự trừng phạt của pháp luật và trở thành đứa con bất hiếu là chính từ tính vũ phu của người cha.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ông Ngô Quang Đ. và bà Lý Thị Thủy có với nhau hai mặt con. Từ khi lấy nhau về, gia đình chưa được một ngày hạnh phúc bởi vì bản tính vũ phu của ông Đ.. ông Đ. thường xuyên đánh đập vợ mỗi khi không vừa lòng và say rượu. Nghe lời bố chồng khuyên, bà Thủy quyết định vào miền Nam làm thuê, vừa kiếm tiền gửi về nuôi con, vừa tránh những trận đòn thừa sống thiếu chết của chồng. Chỉ những khi bà Thủy nhớ con mới về thăm nhà. Nhưng mỗi lần về, bà phải nhanh chóng khăn gói ra đi bởi bị chồng rượt đuổi, dọa chém và bắt phải đưa toàn bộ số tiền kiếm được cho mình.
Không những đánh đập vợ thường xuyên, có lần ông Đ. còn dùng dây thép thắt cổ vợ. “Cũng may thằng Nghĩa, lúc đó mới 12 tuổi, biết được nên trèo lên mái nhà, tháo dây thép đi. Rồi nó khóc, bảo: “Mẹ chạy đi, đừng về nhà nữa, bố giết mẹ mất”. Mặc dù rất thương con nhưng từ đó tôi không dám trở về nhà nữa”, bà Lý Thị Thủy trình bày.
Kể từ khi vợ đi, ông Đ. trút tức giận lên đầu hai đứa con, suốt ngày đánh đập, chì chiết chúng. Những bữa cơm dọn ra, ông Đ. bê cả mâm hất ra sân rồi dùng dao chém bát đũa không cho con cái ăn. Có nhiều hôm đói quá hai đứa con phải đi xin cơm nhà hàng xóm. ông Đ. không chịu làm ăn nuôi dạy con cái, suốt ngày rượu chè cờ bạc.
Năm 2012, ông Ngô Quang Đ. bị tai nạn, bên gia đình nội có gọi điện nhờ bà Thủy về chăm sóc. Giận chồng, nhưng thương hai đứa con không có ai chăm sóc bà gác những tủi hờn lại, quyết định về quê. Sáu tháng ròng rã chạy thuốc thang, chăm lo chu đáo cho chồng, cứ tưởng sau lần ấy ông Đ. biết cái tình của vợ, của con mà thay đổi. Thế nhưng, ra viện ông Đ. vẫn chứng nào tật nấy. “ông ấy vẫn đánh vợ như cơm bữa, dùng dao dọa đâm, chém tôi để đòi tiền ăn uống, nhậu nhẹt, lô đề. Không đưa tiền thì ông quay sang đập phá nhà cửa, mang đồ đạc trong nhà đi bán”, bà Thủy kể tiếp.
Biết không thể thay đổi được bản tính vũ phu của chồng, bà Thủy lại quyết định vào Nam. Bà không cho các con biết chuyện bị chồng đánh đập. Bà chỉ bảo túng thiếu nên phải đi làm ăn nhưng hai đứa con nhất quyết không cho. Chúng bảo, chúng lớn rồi, đi làm rồi, chịu khó chắt bóp gửi về cho bố mẹ. Nếu bị cha đánh chúng sẽ bảo vệ mẹ nên chấp nhận ở nhà với các con...
Vì chuyện gia đình nên các con của bà cũng không được ăn học đến nơi đến chốn. Để lo cho tương lai của con, bà quyết định vay mượn cho con đi xuất khẩu lao động. Trong khi chờ con hoàn thiện thủ tục thì chiều 19/8/2013, ông Đ. yêu cầu bà phải đưa số tiền 140 triệu đồng cho mình nhưng vì đó là tiền lo công việc cho con nên bà Thủy không đồng ý. Thấy vậy, ông Đ. dùng gộc tre đánh vợ, bắt phải đưa tiền. Uất ức, bà Thủy dọa sẽ đi luôn, không trở về nhà nữa nhưng ông Đ. vẫn tiếp tục lao vào đánh. Thấy thế, Nghĩa lao vào can ngăn và bảo mẹ chạy đi.
Khi bà Thủy chạy đi, hai cha con Nghĩa đã xảy ra xô xát. Trong lúc xô xát, Nghĩa giành được gộc tre trong tay bố và đánh liên tiếp vào người bố đến khi ông Đ. nằm im. Thấy chồng bị thương, bà Thủy gọi người đưa đi cấp cứu. Trong khi bà Thủy gọi người đến đưa ông Đ. đi cấp cứu thì Nghĩa lấy chăn trùm người bố, tiếp tục dùng gậy đánh. Một người hàng xóm sang can ngăn, Nghĩa đáp: "ông làm khổ mẹ con cháu nhiều rồi. Lần này cháu phải đánh cho ông một trận”. ông Đ. sau đó được đưa đi cấp cứu và chữa trị với kết luận tỷ lệ thương tật 36%.
Ông Đ. nhất quyết kháng án mong con chịu mức án cao hơn.
Cha tuyệt tình muốn con vào tù lâu hơn
Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 21/3/2014, TAND huyện Nghĩa Đàn đã tuyên phạt Ngô Quang Nghĩa 5 năm tù về tội cố ý gây thương tích. Cho rằng mức án mà tòa tuyên cho con trai mình quá nhẹ, ông Ngô Quang Đ. đã có đơn kháng cáo xin tăng án phạt tù cho Nghĩa.
Đứng trong vành móng ngựa, Nghĩa thuật lại quá trình phạm tội của mình trong nước mắt. Tận mắt chứng kiến bố đánh đập, hành hạ mẹ, là phận con, Nghĩa chỉ biết dùng lời lẽ và những giọt nước mắt để khuyên can, thế nhưng ông Đ. vẫn chứng nào tật ấy. Hình ảnh bố đánh mẹ đã in hằn trong tâm thức của Nghĩa, đến nỗi, cậu trở thành trầm cảm, ít nói chuyện với mọi người. Nghĩa oán hận cha nhưng chưa bao giờ Nghĩa đi quá giới hạn. “Mẹ phải vất vả lắm mới vay được số tiền lớn như vậy để lo cho bị cáo. Bị cáo không có chủ ý tước đoạt mạng sống của bố. Bị cáo chỉ nghĩ đánh bố một trận để bố không hành hung, làm khổ mẹ con bị cáo. Đáng lẽ ra hôm đó bị cáo phải bình tĩnh để ngăn cha chứ không hành động dại dột như vậy. Bị cáo sai rồi. Con xin lỗi bố. Xin HĐXX giảm nhẹ tội để bị cáo có cơ hội chuộc lại lỗi lầm”, Nghĩa khóc òa.
Mặc cho bị cáo nói những lời cảm động và cầu xin bố tha thứ nhưng ông Đ. vẫn lạnh lùng. Khi được tòa hỏi, ông Đ. đứng lên hùng hổ kể tội vợ con. ông cho rằng thằng con ông muốn đánh bố đến chết, vợ ông muốn bao che cho con nên đã tiêu hủy chiếc điện thoại cùng toàn bộ giấy tờ liên quan tới việc chữa trị của ông. Ngoài việc yêu cầu tòa dành cho con trai mình mức án cao hơn, ông còn đề nghị HĐXX xem xét hành vi bao che của vợ mình.
Xưa nay việc con đánh cha là hiếm, là một hành động vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhưng chính người cha cũng nên xem lại cách sống của mình. Nhiều người thân có mặt tại phiên tòa đã khuyên can ông rút đơn kháng cáo nhưng ông Đ. vẫn giữ nguyên quan điểm của mình tới cùng.
Sau khi xem xét lại toàn bộ chứng cứ, HĐXX tuyên bố bác đơn kháng cáo của ông Ngô Quang Đ., giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với Ngô Quang Nghĩa. Kết thúc phiên xét xử, Nghĩa được các cán bộ công an dẫn lên xe về trại giam. Trong lúc đó, bà Thủy và những anh em họ ngoại chạy theo Nghĩa ra xe đặc chủng thì ông Đ. và một số anh em họ nội nhanh chóng rời phiên tòa với vẻ mặt hậm hực...
Vì đâu nên nỗi?
Sau khi bóng xe đặc chủng chạy khuất, bà Thủy chỉ biết khóc òa. Nhìn thấy cảnh đó ai cũng xót xa. Người đàn bà bất hạnh bị chồng hành hạ hơn mười mấy năm trời giờ phải chứng kiến cảnh con rơi vào vòng lao lý. “Thằng Nghĩa không phải là đứa con hư, đứa con bất hiếu. Suốt chục năm qua, bị bố đánh đập hành hạ nhưng nó chưa bao giờ dám to tiếng. Không biết hôm đó vì sao nó lại hành động như vậy nữa. Giờ đây nó phải ngồi tù tội nghiệp quá. Tất cả là lỗi của tôi. Giờ tôi cũng không muốn sống nữa...”, bà Thủy nghẹn ngào.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Chủ xe có thể bị xử phạt nặng nếu cho người khác mượn xe! Cập nhật ngay quy định mới tránh 'vạ lây' nghiêm trọng
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?