Nghề làm tranh sơn mài có ở tổ 15 phố Sa Đéc phường Hùng Vương có từ khoảng 40 năm về trước và đến nay trong phố có rất nhiều hộ duy trì phát triển nghề này với nhiều sản phẩm tranh sơn mài độc đáo, mang tính nghệ thuật cao.
|
Gần 70 tuổi và 40 năm gắn bó với làm tranh sơn mài, ông Đinh Văn Thành ở phố Sa Đéc đã tạo ra những sản phẩm tranh đẹp mắt, có hồn, ông cho biết: “Để hoàn thiện một sản phẩm sơn mài có độ phẳng, bóng và giá trị nghệ thuật cao, người vẽ phải thực hiện đến 15 công đoạn mà công đoạn nào cũng đòi hỏi thật công phu, tỉ mỉ, bớt xén bất cứ một công đoạn nào của nghề sơn mài cũng làm giảm đi tính độc đáo và giá trị nghệ thuật của nó”. Với niềm đam mê, tìm tòi khám phá, 40 năm qua ông đã sáng tác hàng nghìn bức tranh sơn mài với nhiều thể loại khác nhau mang đậm chất nghệ thuật truyền thống.
Cơ sở tranh của gia đình ông Hán Xuân Chinh cũng là người trong “làng” Sơn Mài có sự tâm huyết với nghề sáng tạo nghệ thuật độc đáo này. Ông tâm sự: “Tranh sơn mài là một thú chơi nghệ thuật của cha ông ta từ ngày xưa, nó kết hợp những cái mà người ta tưởng bỏ đi rồi như vỏ trứng, vỏ chai với những cái quý giá như vàng, bạc cùng với sơn ta để các nghệ nhân cho ra những bức tranh sơn mài hoàn mỹ … ”
Hiện tại, phố Sa Đéc có rất nhiều hộ làm nghề tranh sơn mài với rất nhiều đề tài phong phú như: Tranh về Bác Hồ, Đền Hùng, phong cảnh quê hương đất nước…có giá từ vài trăm ngàn đồng đến hàng chục triệu đồng/sản phẩm.
Theo những người làm tranh sơn mài ở đây thì mỗi sản phẩm sơn mài, dù bé hay lớn đều đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ trong từng khâu, từng công đoạn. Từ khâu đầu tiên là tạo cốt để phủ, mỗi sản phẩm cũng phải phủ đến 15-16 lớp sơn, sau công đoạn tạo cốt sẽ là hàng chục các công đoạn được nối tiếp trong vòng ít nhất là 25 ngày để hoàn thiện sản phẩm, như vậy tranh mới không bị cong, vênh, nứt và đáp ứng được nhu cầu của người chơi tranh.
Dù đã có nhiều cải tiến để sản xuất tranh sơn mài đại trà, nhiều chất liệu với nhiều mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng tranh sơn mài thị xã Phú Thọ vẫn giữ được nét đẹp nghệ thuật truyền thống và in đậm dấu ấn của bàn tay khéo léo, sức sáng tạo của những người thợ tài hoa tạo nên những sản phẩm có uy tín không chỉ trên địa bàn thị xã mà còn ở nhiều vùng lân cận. Mỗi năm các hộ đã cung cấp trên 1.000 bức tranh sơn mài các loại ra thị trường, doanh thu bình quân mỗi hộ từ 40 – 60 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.
Không chỉ làm giầu cho gia đình mà những người thợ làm tranh sơn mài ở phố Sa Đéc đang từng ngày gìn giữ một thú chơi nghệ thuật truyền thống và độc đáo của cha ông ta đó là tranh sơn mài.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?