Đại lễ Phật Đản hằng năm là một hoạt động văn hóa tôn giáo trên thế giới và cũng là lễ hội lớn của văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam.
|
Nối tiếp những hoạt động sôi nổi của Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2556 (Dương lịch 2012) diễn ra trong tuần qua, ngày mai (15/4 Âm lịch), lễ chính của Đại lễ Phật Đản sẽ tưng bừng diễn ra khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Đại lễ Phật Đản hằng năm là một hoạt động văn hóa tôn giáo trên thế giới và cũng là lễ hội lớn của văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam, kỷ niệm ngày xuất thế và tưởng nhớ Đức Thế Tôn - người khai sáng Đạo Phật. Chính vì thế, Đại lễ Phật Đản hằng năm được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng với nhiều hoạt động có ý nghĩa của các chùa, các Thành hội và Tỉnh hội ở khắp mọi miền trên cả nước.
Năm 2012 (Phật lịch 2556), hướng đến chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo các cấp và Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VII (2012 – 2017), trong niềm hân hoan của Phật tử khắp nơi, Đại lễ Phật Đản được tổ chức với nhiều hoạt động sôi nổi từ ngày 28/4 - 5/5/2012 (8 -15/4 Âm lịch).
Từ ngày 28/4 đến nay, tại các chùa lớn ở khắp các tỉnh/thành đều có chương trình kỷ niệm Phật Đản Phật lịch 2556. Các hoạt động đã được tổ chức như tại Bắc Ninh được tổ chức ở Chùa Phật Tích, chùa Diên Quang; tại Hải Phòng được tổ chức ở chùa Sùng Quang; tại Thái Bình được tổ chức ở chùa Từ Xuyên; tại Nghệ An được tổ chức ở Chùa Ân; tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Tổ đình Từ Đàm, lễ thắp sáng hoa sen trên sông Hương…
Trong 2 ngày (4 và 5/5/2012), các chương trình mừng Đại lễ Phật Đản sẽ đồng thời diễn ra ở nhiều tỉnh/thành khác nhau. Lễ Mộc Dục, Lễ rước ánh sáng trí tuệ, Lễ rước Phật cầu nguyện quốc thái dân an được tổ chức tại Huế, Đà Nẵng, Nghệ An và Thái Nguyên…
Tại Hà Nội và TPHCM - hai Thành hội lớn nhất cả nước, hoạt động mừng Đại lễ Phật Đản cũng được tổ chức long trọng. Đó là hai lễ lớn tổ chức tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) và tại chùa Vĩnh Nghiêm (TPHCM) sáng 5/5 (15/4 ÂL). Đặc biệt, chương trình Đại lễ Phật Đản tổ chức ở chùa Quán Sứ và chùa Vĩnh Nghiêm vào sáng ngày mai sẽ được tường thuật trực tiếp trên Đài Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam (VTC) và AVG - Truyền hình An Viên. Đây cũng là năm đầu tiên, Đại lễ Phật Đản được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình để phục vụ khán giả, Phật tử cả nước không có điều kiện đến tham dự Đại lễ.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%