Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam có thói quen biếu nhau những món quà.
Món quà dù nhỏ hay to nhưng chứa đựng bao nhiêu tình cảm của người tặng. Nếu tinh ý, những món quà bạn chọn có thể sẽ mang tới may mắn cho người nhận trong suốt cả năm |
1. Các món đồ có màu đỏ
Trong quan niệm của người phương Đông, màu đỏ là màu của may mắn, niềm vui. Đó là màu của bao lì xì, của mảnh hồng điều viết chữ phúc, chữ tâm... Đỏ còn là màu trang phục của các cụ thượng thọ ngày xưa. Vì vậy trong dịp Tết mọi người rất thích thú khi nhận được những món quà có màu đỏ.
2. Tùng - Cúc - Trúc - Mai
Đây là những loài hoa thường được chưng vào ngày Tết trong mỗi gia đình vì nó mang những nghĩa tốt đẹp và truyền tải những quan niệm của văn hóa phương Đông.
- Tùng: Tượng trưng cho những người quân tử.
- Trúc: Trong quan niệm của người xưa đây là loại cây đại diện cho tấm lòng ngay thẳng, chính trực của bậc chính nhân quân tử.
- Cúc: Biểu tượng của sự trường thọ.
- Mai, đào: Loài hoa này mang đến sự ấm áp, đoàn viên với ý nghĩa thanh cao, ấm áp.
3. Tranh, câu đối
Tết đến, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân gian hoặc câu đối Tết. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời chúc cuộc sống sung túc, đầy đủ cả năm. Bức "Vinh hoa" rất hợp tặng cho vợ chồng mới cưới, chúc họ sớm có con.
4. Rượu, bia
Người xưa hay đựng rượu trong quả bầu, sau này là bầu rượu bằng gốm. Người ta tặng nhau những bầu rượu ngon nhất, quý nhất bởi theo họ, đó chính là nơi chứa đựng tinh túy của trời đất.
Bầu rượu sẽ đem đến sự sung túc, phồn vinh cho cả nhà trong năm mới. Ngày nay, bầu rượu đã được thay thế bằng chai rượu hiện đại, hoặc bia nhưng ý nghĩa vẫn không có gì thay đổi.
5. Gạo mới
Gạo là một trong những sản vật không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình Việt và còn đặc biệt quan trọng trong dịp Tết cổ truyền.
Tùy từng nơi, người dân quê thường đem dăm cân nếp hoặc gạo tám thơm mới gặt để bố mẹ thổi xôi, nấu cơm cúng năm mới. Con cái dâng những món quà này với mong muốn đền đáp công ơn của bậc sinh thành, để bố mẹ no đủ cả năm.
6. Bánh chưng
Hàng xóm láng giềng thân tình thường chọn vài cặp bánh chưng đẹp mang biếu nhau trước Tết. Bánh chưng biểu tượng cho đất, dùng để cúng tổ tiên, trời đất với hy vọng một năm mới đủ đầy.
7. Gà trống
Sự oai phong, lẫm liệt của gà trống tượng trưng cho những đức tính cao đẹp của võ; khi kiếm được thức ăn luôn gọi bầy là biểu tượng cho nhân; ngày nào cũng gáy đúng giờ thể hiện cho tín.
Khi tặng gà trống, người con muốn thể hiện sự kính trọng và khẳng định cha mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc cho mình. Nhiều chàng rể, qua món quà này cũng muốn thể hiện mình là một người đứng đắn, anh chồng tốt, xứng đáng để con gái các cụ trao thân, gửi phận.
8. Chó
Có người còn tặng nhau những chú cún con xinh xắn, bởi họ cho rằng chó thường mang đến điều may. Tiếng sủa "gâu gâu" của chó nghe như chữ "giàu". Qua món quà này, người ta còn mong muốn sự hợp tác lâu dài, làm ăn suôn sẻ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?