Là Đội trưởng đội thi công có 12 người bị mắc kẹt bên trong, trong đó có 3 người thân, anh Bắc đã phải nén nỗi đau để cùng đội cứu hộ tập trung cứu người.
Ông Chiến đau đáu chờ thông tin cứu nạn |
Anh Phạm Viết Bắc (39 tuổi) là Đội trưởng đội thi công 12 người đang mắc kẹt trong hầm thủy điện Đạ Dâng (Lạc Dương, Lâm Đồng). Không phải là người gặp nạn nhưng anh Bắc lại có tới 3 người thân bị kẹt trong hầm gồm anh trai Phạm Viết Nam (40 tuổi), vợ Đặng Thị Hồng Ngọc (26 tuổi) và em họ Phạm Viết Lành (20 tuổi, con chú ruột anh Bắc).
Rời làng quê nghèo ở xã Cát Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), anh Bắc tha hương mưu sinh đến nay đã được 18 năm. Hiện, anh Bắc và chị Ngọc đã có một bé trai 5 tuổi, nhưng do hoàn cảnh khó khăn, cách đây 2 năm, chị Ngọc đã để con ở nhà nhờ ông, bà nội chăm sóc để theo chồng vào Lâm Đồng làm công nhân.
Ông Đặng Hồng Chiến, công nhân Công ty cổ phần Sông Đà 505 (là anh trai của nạn nhân Đặng Thị Hồng Ngọc đang bị mắc kẹt bên trong hầm) - cũng là người thường xuyên có mặt trong đội cứu hộ để đào, bới đất đá tiếp cận các nạn nhân.
“Vừa là đội trưởng, người chồng, người em của các công nhân bị mắc kẹt trong hầm, Bắc đang phải kìm nén cảm xúc của mình để cùng các lực lượng cứu nạn khẩn trương làm việc để tiếp cận các công nhân bên trong”, ông Chiến cho biết.
Cũng theo ông Chiến, sau khi sự cố sập hầm xảy ra, anh Bắc suy sụp, 2 ngày liền không ăn không ngủ. Nghĩ tới vợ, anh trai và đội công nhân của mình anh nén cảm xúc ra hiện trường cùng các công nhân trong đội của mình và các lực lượng cứu nạn bới đất, đào hầm.
Anh Hưng đứng ngồi không yên vì em trai mình còn mắc kẹt trong hầm.
Anh Trương Việt Hưng (quê Hà Nam) là anh của công nhân Trương Tuấn Việt, mấy ngày nay đứng ngồi không yên. Anh chỉ loanh quanh hiện trường để cập nhập thông tin cứu nạn. Người đàn ông này cho biết, anh Việt hiện có 2 bé trai lần lượt mới 4 và 2 tuổi. Con của anh Việt còn nhỏ nên vợ phải ở nhà trông con, cứ 20 phút lại gọi điện vào để hỏi thông tin.
Đến chiều 18/12, có 15 người thân của các công nhân bị nạn ở các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Vĩnh Phúc, Nam Định đến hiện trường mong ngóng từng phút.
Anh Nguyễn Trung Thành (quê Nam Định, chú ruột của công nhân Nguyễn Tiến Đoàn) cho biết khi nghe tin sập đường hầm thủy điện, anh không nghĩ cháu mình gặp nạn ở đó.
"Đến lúc anh trai gọi điện báo, tôi lập tức từ TP HCM lên đây túc trực, một mặt động viên gia đình ở nhà cứ yên tâm. Nói chuyện qua đường ống, cháu bảo vẫn khỏe, nghe thì biết vậy nhưng chúng tôi rất lo lắng, sợ cháu chỉ nói thế để động viên ngược lại chúng tôi", anh Thành nói.
Đến đầu giờ chiều 19/12, hướng đào ngách 2 bên hầm chính để giải cứu nhóm công nhân diễn ra khá thuận lợi. Gỗ được chuyển liên tục vào bên trong để kè, gia cố.
Trong khi đó, người thân của các nạn nhân mắc kẹt trong hầm hết sức lo lắng. Họ đến thắp nhang cầu nguyện ngay miếu nhỏ nằm trên cửa hầm, mong điều tốt lành sớm đến.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?