Lúc 16h35' cả 12 công nhân bị kẹt trong hầm đã được đưa ra khỏi hầm an toàn.
Lực lượng cứu hỏa và xe bồn được huy động để vào cửa chính của hầm hút nước ra ngoài |
Tiếp tục cập nhật
19h05:
PV dẫn lời ông Nguyễn Bá Hy - Giám đốc BV Đa khoa Lâm Đồng, người trực tiếp có mặt tại hiện trường điều phối hoạt động sơ cấp cứu và chăm sóc nạn nhân cho biết: Nạn nhân Ngọc có sức khỏe yếu nhất trong số 12 nạn nhân với dấu hiệu suy kiệt như: huyết áp giảm, choáng váng, Tuy nhiên, sau khi được sơ cấp cứu, tình hình chị Ngọc đã tạm ổn.
Chị Ngọc đã được đưa vô phòng cấp cứu ở BV Đa khoa Lâm Đồng - ông Hy nói.
Ngoài ra, ông Hy cũng cho biết thêm thời gian tới, bên cạnh liệu pháp y tế, cũng sẽ áp dụng các liệu pháp tâm lý để ổn định sức khỏe, tinh thần của 12 công nhân này.
Lúc 19g, PV dẫn lời BS Bùi Văn Nhân - phó giám đốc BV Đa khoa tỉnh Lâm Đồng cho biết: Hai bệnh nhân ở khoa hồi sức đang được các BS của bệnh viện tỉnh Lâm Đồng và bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám.
BS Nhân nói: các nạn nhân còn lại sức khỏe tốt, đa số đều tự ăn uống được, chỉ một số người phải truyền thêm đường và muối.
18h55:
Từ BV Đa khoa Lâm Đồng, PV cho biết: các nạn nhân đang ăn bữa ăn chiều đầu tiên sau những ngày mắc kẹt trong hầm.
Anh Nguyễn Tiến Đoàn, một trong những nạn nhân cho biết: Năm nay anh 30 tuổi, và dù anh chỉ đang ăn một tô mì gói, nhưng đây là bữa ăn chiều đầu tiên ngon nhất trong cuộc đời của anh.
Các bác sĩ ở BV cũng nhắc nhở các nạn nhân nên ăn uống từ tốn, để không bị sặc.
Lúc 18h22:
Có mặt tại BV Đa khoa Lâm Đồng, phóng viên Duy Thanh cho biết: toàn bộ 12 nạn nhân đều đã được đưa về đây. Ngoại trừ 2 người phải thở oxy, 10 người còn lại đều tỉnh táo, và ngồi thoải mái trò chuyện.
Anh Trương Tuấn Việt, thợ khoan hầm, sinh năm 1984, quê Hà Nam hạnh phúc khi gặp được vợ - chị Hoa ngồi chờ anh mấy ngày nay ngay phía bên ngoài.
Chị Hoa tuy lúc này sức khỏe hơi yếu, sau những ngày lo âu đợi chờ, đang cười rất vui.
Anh Hoàng Văn Sơn 25 tuổi, quê Nam Định kể lại: những ngày qua, anh rất sợ, có những lúc cảm giác tuyệt vọng. Đặc biệt ngày hôm qua, khi nước cao tới cổ, mọi người thực sự mất bình tĩnh. Tuy nhiên, hàng ngày nghe được tiếng mọi người ở bên ngoài động viên, được tiếp tế thức ăn đầy đủ, anh em cũng đã dần lấy lại niềm tin, luôn tin rằng: sẽ được cứu sống.
Anh Sơn cũng cho biết: Tuy tin sẽ được cứu sống, nhưng ngày hôm nay mọi người cũng bất ngờ khi được cứu sống. Tất cả động viên nhau ráng chờ, giữ niềm tin nhưng cũng không ngờ được cứu nhanh như thế.
Từ BV Đa Khoa Lâm Đồng, PV Duy Thanh gửi nhanh những hình ảnh sau:
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng
Hình ảnh chụp tại BV Đa Khoa Lâm Đồng
18h20:
Theo thông tin PV báo về từ hiện trường: chị Ngọc - nạn nhân cuối cùng vừa được đưa ra xe cấp cứu, sau khi được các bác sĩ sơ cứu, làm nóng tại hiện trường.
Chị Ngọc là nạn nhân có sức khỏe yếu nhất trong số 12 nạn nhân.
Như vậy, trước đó, chỉ có 11 nạn nhân được đưa về BV Đa khoa Lâm Đồng (không như thông tin 12 nạn nhân được đưa ra xe cấp cứu như tường thuật trước đó).
Vào 17h30:
Toàn bộ nạn nhân đã được đưa lên xe cấp
Niềm hạnh phúc của người công nhân sau khi được cứu ra khỏi hầm tối
Một công nhân được đưa ra khỏi hầm bằng cáng
cứu, chạy về Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng.
Dọc đường đi, người dân xã Lát, Lạc Dương vẫy tay chào đón.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh công binh - cho biết đây là một chiến công của lực lượng công binh.
"Trưa nay chúng tôi họp và báo cáo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về sự điều chỉnh trong phương pháp đào hầm cứu nạn. Công binh thực hiện đào "hầm trong cát" truyền thống nên đã thực hiện nhanh hơn. Đường hầm chúng tôi đào khoảng 20 mét và cứu toàn bộ 12 nạn nhân. Thực tình tôi cũng nghĩ là phải đêm nay hoặc sáng mai mới tới đích nhưng không ngờ lại thành công sớm hơn dự định rất nhiều" - ông Hùng nói.
17h15:
Từ quê nhà Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh, ông Nguyễn Viết Tỵ, (cha của công nhân Nguyễn An Tuấn) reo vui qua điện thoại khi được PV Mai Vinh báo tin lực lượng cứu hộ đã tiếp cận các nạn nhân.
Các công binh cõng một công nhân ra khỏi hầm
Công nhân Huỳnh Văn Chung tươi cười mạnh khỏe sau khi được giải cứu
Chào đón các công nhân
17h:
Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vui mừng cho biết việc đưa được toàn bộ 12 nạn nhân ra khỏi hầm sớm hơn kế hoạch rất nhiều nằm ngoài dự kiến của Ban chỉ đạo cứu nạn. Càng vui mừng hơn nữa khi sức khỏe của cả 12 người đều đảm bảo, một số nạn nhân tự đi bộ ra ngoài được, vài người được đưa đến bệnh viện chăm sóc.
Chỉ ít phút sau khi hầm cứu hộ đào tiếp cận được vị trí 12 công nhân bị kẹt, các công nhân đã được giải cứu an toàn.
Chị Ngọc - một trong những nạn nhân được hai công binh dìu ra ngoài cho biết mình vẫn khỏe.
Lực lượng cứu hộ trong quá trình dìu các nạn nhân ra ngoài liên tục nhắc các nạn nhân: không được ngủ, không được ngủ.
Theo ghi nhận của PV Mai Vinh tại hiện trường, có khoảng 3 người (trong đó có chị Ngọc) được đưa ra bằng cáng. Còn lại những công nhân khác đã tự đi ra khỏi hầm trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Các công nhân sau khi ra khỏi miệng hầm đã được lực lượng cứu hộ, các y bác sĩ túc trực sẵn đưa lên xe cứu thương về bệnh viện.
Nạn nhân đầu tiên đã được đưa lên xe cấp cứu đưa về trung tâm Đà Lạt.
3 nạn nhân khác bị mất nhiệt, đang được các bác sĩ sơ cứu, làm ấm ngay tại chỗ.
Hiện tại, phía bên ngoài miệng hầm, các chiến sĩ đang công kênh những chỉ huy trưởng, chỉ huy phó
15h45:
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng đã xác nhận thông tin cả 12 công nhân đã được giải cứu an toàn.
15h35:
Chỉ ít phút sau khi hầm cứu hộ đào tiếp cận được vị trí 12 công nhân bị kẹt, các công nhân đã được giải cứu an toàn.
Theo ghi nhận của PV Mai Vinh tại hiện trường, có khoảng 3 người (trong đó có chị Ngọc) được đưa ra bằng cáng. Còn lại những công nhân khác đã tự đi ra khỏi hầm trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Những công nhân mắc kẹt đầu tiên được đưa ra ngoài
15h23
Đại tá Hoàng Công Thạo trả lời phỏng vấn sau cuộc diễn tập phương án cứu hộ nạn nhân.
15h19: Đại tá Hoàng Công Thạo-Trưởng phòng CS PCCC, CA tỉnh Lâm Đồng, tổng chỉ huy lực lượng cứu hộ, cho biết: việc đào hầm ngách gặp nhiều đá lớn nên phải dùng thuốc nổ để phá đá. Do vậy tiến độ đào hầm có phần chậm lại và đêm nay chưa thể tiếp cận nạn nhân như dự kiến ban đầu.
Nước trong hầm đã xuống thấp. Kết quả diễn tập tương đối tốt. "Tuy nhiên, do đường hầm ngách rất chật hẹp nên tôi yêu cầu anh em phải luyện tập bò trườn và cõng nạn nhân trên lưng", ông Thạo cho biết.
14h44: Trao đổi qua điện thoại với PV, bác Nguyễn Viết Tùng, bố của anh Nguyễn Anh Tuấn (Hương Bình, Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết: Anh Tuấn mới vào làm cho công trình thủy điện này được 3 tháng thì xảy ra chuyện. Ở nhà mọi người cũng đang rất lo lắng. Mới đây Tuấn gọi điện báo Tết sẽ về và bàn chuyện cưới vợ vào năm sau.
Tuấn là con thứ 2 của gia đình, chị gái Tuấn lập gia đình và vào Tây Ninh định cư, còn 3 em Tuấn đều đang đi học, em kế Tuấn đang học đại học Vinh, 2 em sau đang học phổ thông.
Nhà chỉ có 5 sào ruộng nên bố mẹ tuấn phải làm thêm đủ việc để có tiền nuôi con cái ăn học. Mới đi làm 3 tháng nhưng Tuấn cũng cố gắng tiết kiệm để gửi tiền về giúp bố mẹ chăm lo cho các em
14h30
Nước trong ngăn hầm sập chảy ồ ạt qua ống khoan
14h00
Lực lượng cứu hộ sẵn sàng các phương tiện ứng cứu.
Các phóng viên tác nghiệp tại hiện trường
14h00:
Bàn phương án ứng cứu các nạn nhân khi được đưa ra khỏi hầm sập.
13h57:
Người thân các nạn nhân cầu nguyện bình an tại hiện trường cứu hộ.
13h55: Trong khi lực lượng cứu hộ cấp tập khoan, đào đường hầm theo các hướng để tiếp cận vị trí các nạn nhân, trước cửa hầm nhiều người thân của họ khắc khoải chờ tin. Họ sụp xuống, nguyện cầu điều tốt lành sớm xảy ra với 12 công nhân kẹt trong hầm lạnh.
13h38
Các lực lượng diễn tập phương án cứu hộ.
13h37: lực lượng cứu hộ đang chuẩn bị diễn tập phương án đưa những nạn nhân ra ngoài và cấp cứu y tế, để chuẩn bị tốt nhất cho trường hợp đưa được các nạn nhân an toàn ra ngoài.
13h31: Con rể, con dâu đang bị mắc kẹt trong hầm thủy điện, nơi quê nhà Nghệ An, ông Diệm bà Bình trắng đêm không ngủ, khắc khoải ngóng tin con
13h01 Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Tâm - Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng cho biết, tới thời điểm 12h, sức khỏe và tinh thần của các nạn nhân vẫn ổn định. Sau khi mũi khoan phía hạ lưu thành công, hiện tốc độ nước thoát qua đường khoan này là khoảng 3 mét khối mỗi giờ.
Trong khi đó, 2 mũi hầm đào qua vị trí sạt lở vẫn thuận lợi. Phần hầm do lực lượng của Tập đoàn Than - Khoáng sản đã được 15m, hầm do Công binh đào sâu khoảng 8m.
11h58:
Bữa trưa của lực lượng cứu hộ tại hiện trường.
11h50: Bác sĩ Trần Minh Trường, Phó GĐ Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hiện phương án cấp cứu các nạn nhân đã được thông nhất của các lực lượng cứu hộ và lãnh đạo Bộ Y tế. Ngay khi đưa được các nạn nhân ra khỏi vị trí sạt lở, sẽ có 2 bác sĩ túc trực để phân loại mức độ sức khỏe của từng người để có phương án cấp cứu hợp lý. Tiếp đó, các bác sĩ của 3 lực lượng là Quân y, BV Chợ Rẫy, và lực lượng y tế tỉnh Lâm Đồng sẽ túc trực ở cổng hầm để đón các công nhân.
11h 36:
Lực lượng cứu hộ đang tiến hành làm lối lên lán y tế, sẵn sàng cứu chữa tốt nhất cho các nạn nhân.
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội đã đến hiện trường, vào tận trong hầm để thăm hỏi các nạn nhân và lực lượng cứu hộ.
11h14: Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội đã đến hiện trường, vào tận trong hầm để thăm hỏi các nạn nhân và lực lượng cứu hộ.
Trao đổi riêng với PV, bà Mai nói: Tôi rất Khâm phục tinh thần của các nạn nhân, cũng như những nỗ lực của các lực lượng cứu hộ không quản ngày đêm đào hầm. Với tình hình này, việc cứu hộ sẽ được đẩy nhanh đạt kết qủa rất tốt. Bà Mai cũng cho biết, cử tri cả nước đang từng phút ngóng trông tình hình cứu nạn và sức khỏe nạn nhân.
11h03: Ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, cho biết việc đặt mìn phá đá ở đoạn hầm phụ bên phải đã hoàn tất, bảo đảm an toàn. Hiện lực lượng cứu hộ hiện tại đã huy động đến 600 - 700 người. Riêng việc tiếp phẩm đã chuyển sang sử dụng các dung dịch chứa nhiều vitamin, chất bổ..., 4 tiếng/lần tiếp phẩm.
Chiều nay, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng sẽ quay lại hiện trường vụ sập hầm thủy điện để tiếp tục chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ công tác cứu hộ, cứu nạn.
10h49: Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, đội công binh vừa xử lý thành công khối đá nghẽn ở ngách hầm bên phải sau khi cho nổ mìn để công phá. Như vậy, ngách hầm này đã tiến được 15m.
Hướng ngách khoan bên trái chưa gặp chướng ngại vật, vẫn đang triển khai thuận lợi, đã hoàn thành được 8m. So với độ dày ước tính khoảng 25m của khối đất đá bao phủ, còn khoảng 10m nữa sẽ tiến được đến vị trí các công nhân gặp nạn.
10h47: Thông tin từ hiện trường vụ sập hầm của công trình thủy điện Đa Dâng-Đa Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), đường hầm đã có thêm lỗ thông mới để thông hơi, thoát nước cho khu vực hầm nơi 12 công nhân đang bị mắc kẹt.
10h29: Theo thông tin báo chí, người nhà các nạn nhân đã vào bên trong nói chuyện với các nạn nhân qua ống sắt. Đây là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với những người đang mắc kẹt.
10h28
Nước uống được đưa đến cho nạn nhân và lực lượng cứu hộ.
10h25: Trong cuộc họp sáng nay, ngành y tế Lâm Đồng đã vạch ra phương án tiếp cận sơ cứu nạn nhân khi họ được cứu ra ngoài. Theo đó, sẽ có 2 nhân viên y tế chăm sóc một nạn nhân. Khi họ được cứu hộ đưa ra, nhân viên y tế sẽ tiến hành thay đồ, sơ cứu và chuyển lên xe cứu thương đến bệnh viện. Hiện tại hiện trường có gần 10 xe cứu thương đang túc trực.
Trong khi đó, việc truyền lương thực cho 12 nạn nhân bên trong ở ngày thứ tư sẽ do nhóm chuyên gia bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy, TP HCM đảm nhiệm.
10h10: Đại tá Phạm Hữu Tuấn (Binh chủng Công binh) lý giải về quyết định nổ mìn ở đường hầm phụ bên phải: Việc đào hầm phụ gặp đá to, nên lực lượng cứu hộ quyết định khoan và đặt một lượng nhỏ thuốc nhỏ, chỉ đủ làm vỡ đá, chứ không có tác động lớn gì đến xung quanh.
Cũng theo đại tá Tuấn, phương án đào từ phía hầm thượng lưu vẫn là phương án cứu hộ khả thi nhất. Mũi khoan thông đến đoạn hầm sập sáng nay ở phía hạ lưu sẽ đảm nhiệm việc rút xả nước, cấp oxy... cho các công nhân bị kẹt bên trong.
10h08:
Lược lượng cứu hoả và xe bồn được huy động để vào cửa chính của hầm hút nước ra ngoài.
10h00:
Ông nguyễn Xuân Tiến - Bí thư Tinh uỷ Lâm Đồng: Sức khỏe các nạn nhân vẫn tốt. Nước trong hầm đang rút. Với tiến độ này, đến chiều nay, nước trong hầm cơ bản rút hết.
09h43: Anh Lê Văn Tuấn đang trực tiếp khoan mũi phía hạ du cho biết: Nhóm chúng tôi là người của công ty khác, nhưng thấy các công nhân Công ty Cổ phần Sông Đà 505 gặp nạn nên sang giúp.
Đều là công nhân với nhau nên anh em rất thương những người gặp nạn, khi luôn phải đối mặt hiểm nguy. Dù có vất vả, anh em tôi vẫn cố gắng, làm việc hết sức với quyết tâm đưa họ ra càng sớm càng tốt.
09h39:
Dọn đường truớc của hầm phục vu công tác cứu hộ, sẵn sàng ứng cứu các nạn nhân.
09h14: Phóng viên báo chí từ hiện trường cho biết, sáng nay, lực lượng y tế gồm 11 bác sĩ và 12 hộ lý của các Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng, chợ Rẫy, Lạc Dương... tập trung bàn phương án cứu nạn.
09h05:
Từ vị trí đỉnh đồi, lực lượng cứu hộ đang huy động máy xúc mở đuờng mới lên vị trí khoan khác để thực hiên mũi khoan mới đồng thời với mũi khoan đang thực hiên, lệch về phía thượng lưu. Ảnh: Lê Hữu Việt.
09h03: Có mặt tại hiện trường sáng nay, Thứ trưởng Bộ xây dựng Lê Quang Hùng cho biết đã tính đến phương án nhờ các chuyên gia nước ngoài như Đài Loan, Nhật Bản... để tham gia cứu hộ 12 nạn nhân bị kẹt trong hầm thủy điện. "Hiện hồ sơ thông tin hiện trường đã được gửi đến cho đối tác. Nếu như các phương án cứu hộ hiện tại thất bại, sẽ liên hệ ngay với đối tác", thứ trưởng cho biết.
Về tình hình sức khỏe các nạn nhân, Thứ trưởng Hùng cho biết, sau 4 ngày ở trong điều kiện không tốt, thiếu thốn, sức khỏe của họ có giảm sút. Tuy nhiên, phía ngoài luôn liên lạc động viên và đang nỗ lực hết sức để cứu họ ra ngoài trong thời gian sớm nhất có thể.
09h00:
Anh em cứu hộ tranh thủ ăn sáng tại chỗ rồi tiếp tục công tác tìm kiếm nạn nhân vụ sập hầm.
08h58:
Sơ đồ cứu nạn sập đường hầm thủy điện Đạ Dâng (Lâm Đồng) tính đến 0h ngày 19/12/2014.
08h55
Trong điều kiện thời tiết giá rét, lực lượng cứu vẫn hộ không ngần ngại ngâm mình xuống nước để thông cống bị tắc do bùn. Tất cả đều nỗ lực để cứu những nạn nhân mắc kẹt.
08h43: Sau hơn một ngày, mũi khoan ở cửa hầm phía sau (cửa xả nước) đã đến vị trí 12 nạn nhân kẹt bên trong hầm thủy điện, sáng nay.
Đại tá Nguyễn Hữu Hùng, Phó tư lệnh binh chủng công binh cho biết mũi khoan phía sau hầm đã xuyên thủng tới vị trí các nạn nhân, nước bên trong đã phun ra ngoài.
08h41: Đại tá Nguyễn Hữu Hùng - Phó Tham mưu trưởng binh chủng công binh, người được Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao chỉ huy toàn bộ lực lượng cứu hộ trong hầm - cho biết, đến sáng nay, 19/12, lực lượng công binh đã đào hầm ngách bên trái sâu được hơn 10m (tổng chiều dài ngách hầm khoảng 30m).
Tiến độ công việc đang triển khai thuận lợi, đảm bảo đúng tiến độ, an toàn. Đây là ngách hầm đào đồng thời với ngách hầm bên phải do tổ cứu nạn Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam phụ trách đào trước đó.
08h27: Dù thời tiết giá lạnh, các công nhân phải dùng cả tay để gạt bùn, thoát nuớc ra ngoài nhanh hơn. Hàng trăm người vẫn đang nỗ lực không mệt mỏi để cứu 12 nạn nhân mắc kẹt.
Loại ống được sử dụng để đặt cho nước thoát ra ngoài
08h10
Tin từ Bí thư Huyện Đoàn Thanh Chương (Nghệ An) Lê Đình Thọ cho biết, huyện này có 3 nạn nhân trong số 12 người hiện đang mắc kẹt tại hầm thủy điện Đạ Dâng.
Các nạn nhân gồm: Phạm Viết Nam (SN 1973, quê xóm 10, xã Cát Văn); Đặng Thị Hồng Ngọc (SN 1988, xóm 10, xã Cát Văn) và Phạm Viết Lành (SN 1994, xã Xuân Tường, huyện Thanh Chương)
Mũi khoan hạ du đã thông, máy bơm công suất lớn hơn được huy động để hút nước ra ngoài.
Máy bơm hoạt động hết công suất vẫn không thoát nước kịp. Múi khoan phía hạ du sẽ là đường thoát nước chính.
08h07 Bùn đang trào ra mũi khoan phía hạ du, máy xúc không kịp. Việc khoan cũng đang khó khăn vì đã vào túi bùn. Chưa tới cuối để gặp nước nhưng mũi khoan đã vào phần bùn cuối cùng của tường hầm.
Theo đơn vị thi công, trước đây thi công phần cuối đường hầm bị sụt đất khoảng 8 - 10m, giờ mũi khoan phải tạm dừng để xúc bùn và hút nước. Giờ không đẩy mũi khoan sâu nữa mà chỉ cho mũi khoan xoay để cho nước và bùn chảy ra theo khe hở mũi khoan.
06h58: Cùng với việc hút nước và bùn, mũi khoan phía hạ du đã khắc phục xong sự cố về điện và bắt đầu khoan trở lai
Đưa máy vào xúc bùn để tiếp tục khoan phía hạ du.
6h40. Các phương án cứu nạn đều khả quan
Đại tá Dư Trường Giang, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng hội ý với các nhóm cứu hộ
Đại tá Dư Trường Giang, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng khẳng định với chúng tôi: "Các phương án cứu nạn đang triển khai đều cho tín hiệu khả quan. Các phương án này thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và sẽ tiếp tục thực hiện xuyên suốt trong ngày hôm nay".
6h30. Mọi người vẫn ổn
Đại tá Phạm Hữu Tuấn, trưởng phòng tác chiến Bộ Tư lệnh Công binh thông báo tin vui: đường hầm cứu nạn đàu tiên đã đào được 15m, đường thứ hai 10m. Ông Tuấn lạc quan: "Tiến triển là tích cực".
Theo thông tin khí tượng thuỷ văn thì trong vài ngày tới, khu vực này sẽ không có mưa.
Ngoài ra, tin vui nhất là cả 12 công nhân bị mắc kẹt vẫn liên lạc bình thường với bên ngoài.
Các nguồn tin cũng đều xác nhận trong sáng nay, sẽ khoan thông ở khu vực cửa xả.
6h20. Chờ tin mừng
Mười phút trước PV Tuổi Trẻ nói như reo qua điện thoại thông báo tin vui là sau khi vận hành trở lại, máy khoan ở khu vực cửa xả chỉ còn một mét nữa là nối thông với khu vực 12 công nhân đang bị kẹt.
Tuy nhiên một nguồn tin khác lại cho hay còn khoảng 5m nữa mới khoan thông. Dù sao thì đây cũng là tin rất đáng mừng.
Việc nối thông hầm khoan này sẽ giúp đưa các vật dụng thiết yếu có kích thước lớn tiếp tế cho nạn nhân.
5h30. Tiếp tục khoan khu vực cửa xả
Tin vui là sau khi dùng xe múc dọn các chướng ngại là bùn và nước vì sợ ảnh hưởng đến các thiết bị điện, máy khoan ở khu vực cửa xả, nơi nhièu hy vọng sẽ khoan đến vị trí 12 nạn nhân mắc kẹt để tiếp tế các cật phẩm thiết yếu nhất, đã tiếp tục hoạt động.
3h00. Tạm ngưng khoan ở khu vực cửa xả
Khoảng 3g00 ngày 19/12, ban chỉ huy cứu hộ tại khu vực hầm xả thủy điện ra lệnh ngừng khoan để tìm phương án di dời các thiết bị điện tránh bị nước làm ngập.
Đại diện ban chỉ huy cứu hộ cho biết, khi khoan được chùng 54m còn khoảng 6m nữa là xuyên thủng hết lớp đất đá, nước và bùn từ bên trong chảy ra rất mạnh. Lực lượng cứu hộ phải điều động xe múc vào hiện trường để xúc bớt bùn đất đồng thời tìm cách tháo gỡ hệ thống dây điện đang mắc trên thành hầm ra vị trí an toàn trước khi khoan tiếp.
Xe múc dọn bùn đất ra khỏi hầm - Ảnh chụp lúc 3g00
Lực lượng cứu hộ tìm cách di dời các thiết bị điện tránh bị ngập nước
2h40. Lo ngại hầm cứu nạn thứ hai sẽ gặp đá
Hình ảnh chụp từ hai hầm cứu nạn đang được đào hai bên hầm thủy điện Đạ Dâng. Các hầm cứu nạn này nằm sâu trong lòng hầm thủy điện Đạ Dâng hơn 500m. Ảnh chụp lúc 3h30 sáng.
Đại tá Phạm Hữu Tuấn, trưởng phòng tác chiến Bộ Tư lệnh Công binh chính thức xác nhận sau 9 giờ miệt mài, hầm cứu nạn bên trái đã đào sâu được 5m. Vấn đề lớn nhất mà đại tá Tuấn quan ngai là hầm cứu nạn này vẫn có thể gặp đá, phải đào hầm hình chữ U rất tốn thời gian.
Bữa ăn vôi của lực lượng công binh lúc 3g sáng để chuẩn bị tiếp tục công việc đào hầm cứu hộ - Ảnh VIỄN SỰ
2g30 sáng, các công việc phục vụ cho cứu hộ vẫn cấp tập diến ra tại hiện trường - Ảnh VIỄN SỰ
2h20. Tốc độ đào hầm cứu nạn rất hạn chế
Bên ngoài cưa hầm, lực lượng công binh vẫn đang làm việc cấp tập, hàn các giàn chống cho hầm cứu nạn. Tuy nhiên, một sĩ quan công binh Quân khu 7 vừa từ hầm cứu nạn trở ra cho hay, tốc độ đào hầm cứu nạn khá hạn chế, hầm bên phải đào được hơn 10m, bên trái hơn 4m. Như vậy, sau bốn tiéng, cả hai hầm đào thêm được khoảng 2m.
Một xe tải nhỏ cũng đã chở các ống nước đưa vào hầm cho công việc rút nước đang rỉ từ các khe và vách hầm.
1h40. Bạn đọc đề nghị: Hãy cho 12 người một sứ mệnh
Bạn đọc Toi Ma Tien tìm kiếm từ internet đã đề nghị chúng tôi chuyển đến nhóm cứu hộ kinh nghiệm để củng cố tâm lý và sức khoẻ cho các nạn nhân từ vụ sập hầm ở Chi Lê. Theo bạn đọc Toi Ma Tien, việc phải thuyết phục các nạn nhân ngủ đúng và đủ giấc là rất quan trọng do trong hầm tối không phân biệt được thời gian.
Đồng thời, phải có một chuyên gia tâm lý trò chuyện với các nạn nhân, trao cho 12 người một nhiệm vụ nào đó để họ tích cực vận động, tâm lý không bị ì và chùng xuống bi quan.
1h10. Thư đã vào nhưng chưa thấy trả lời
Một tốp công binh và lực lượng PCCC của TP.HCM đã vào thay ca cho lực lượng bên trong hầm. Các chién sĩ công binh lữ đoàn 293 cho biết bức thư của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã được chuyển vào cho các nạn nhân nhưng vẫn chưa thấy hồi âm.
Mì gói và bánh để sẵn bên ngoài phục vụ cho lực lượng cứu hộ
0h45. Chuyên gia góp ý
Chuyên gia Nguyễn Ngọc Thiệp, Khoa môi trường - Đại học Tài Nguyên & Môi Trường TP.HCM theo dõi xuyên suốt quá trình cứu hộ đã gửi cho chúng tôi những góp ý sau:
Xem hình và kiểm tra tin tức thường xuyên thấy ống 10 cm đã xuyên vào ngăn hầm nhưng bị nghẹt chụp ở đầu bên trong.
Cần tập trung vào việc xử lý chụp nghẹt này từ bên ngoài bằng ống thép và con đội thủy lực để làm bung nấp bên trong ra.
Hay có thể đưa một dụng cụ nhỏ là 1 đoạn thép đặc (vuông hay tròn) và 1 đục sắc nhỏ theo ống 6cm vào cho anh em bên trong phá nắp chụp này ra.
Đường ống 10cm này thông là rất quan trọng:
Chuyền thức ăn, nylon dù chống lạnh, chuyền vào trong 1 máy bơm hỏa tiễn bơm nước ra nhanh hơn, đặc biệc là chuyền những thanh thép 34 hay 42 để anh em chống tạo sự an toàn hơn, cung cấp khí ấm vào trong hầm…
Vừa đọc tin là nước trong hầm dâng lên, bơm thoát chậm, nếu mà mưa diễn ra thì vài giờ nước lại dâng lên tiếp tục, nên dùng bơm chân không hút nước ra bằng cách đưa đường ống nhựa HDPE D 32mm vào trong lòng ống 6cm vào trong hầm, viết giấy cho anh em biết là ống hút nước để anh em bên trong phối hợp bơm nước.
Cần đưa 1 đèn laser nhỏ vào trong cho anh em, bên trong và bên ngoài trước khi gọi nhau thì nên dùng tín hiệu đèn laser trước, tránh gây việc va đập ảnh hưởng tâm lý bên trong. Khi dùng thuốc nổ cũng nên báo trước anh em biết là sẽ có tiếng động lớn, không nên nói nổ mìn.
Cần có 1 chuyên gia không khí (thông gió và cấp nhiệt) tham gia để cấp khí ấm vào bên trong và khí ấm cho bên ngoài khu vực đào - khoan trong hầm có điều kiện làm việc tốt hơn.
Xem hình mô tả và hình chụp anh em đào 2 ngách này thấy rất không an toàn cho người đào vì công tác gia cố 3 mặt quá sơ sài, có thể tai nạn khác lại xảy ra.
Phương pháp đào thủ công và chuyển đất ra như vậy rất lâu, nhất là khâu chuyển đất vụn ra miệng ngách, cần dùng máy hút khí chân không để hút đất vụn ra khi đào, tốc độ đào nhanh hơn, đặc biệt là khi đào sâu vô trong.
Dùng tia nước khoan theo phương thẳng đứng từ trên xuống thì rất nguy hiểm cho kết cấu hầm vì khi đó đất ngậm nước tăng khối lượng và nhão ra sẽ có thể gây sập thêm. Nếu dùng tia nước thì khoan tiếp vào lổ bên kia hầm nhưng phải tạo dộ dốc ngược ra để nước thoát ra bên ngoài, giảm ngấp vô đất.
Trên khu vực đồi của hầm cần tạo một số hố “dụ” nước bề mặt chảy vào, và tại hố này phải lắp bơm công suất lớn để dự phòng trường hợp mưa diễn ra sẽ thoát nước mưa trên bề mặt, giảm tối đa tác động do nước mưa đến sự an toàn của hầm.
0g25 phút ngày 19/12: Mũi khoan từ phía cửa xả đang tiến rất nhanh
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên cho biết từ 21h ngày 18/12, mũi khoan từ phía cửa xả thủy điện Đạ Dâng đã tiến kha nhanh. Đến thời điểm nói trên đã khoan được gần 55m, như vậy chỉ còn hơn 10m nữa mũi khoan này sẽ đến được vị trí các nạn nhân.
Đây là mũi khoan có đường kính 6cm, sẽ làm thông hơi và thoát nước tốt hơn cho các nạn nhân. Ông Yên đánh giá: “Đây là mũi khoan đầy hy vọng, có thể sẽ sớm đưa ra được nhiều phương án giải cứu cho 12 nạn nhân”.
23h15:
Hiện tại đèn led đã đưa được vào phía các nạn nhân. Lực lượng cứu hộ liên tục thay ca nhau vào hầm làm việc.
23h:
Ông Nguyễn Văn Yên cho biết, hiện lực lượng đang làm việc trong hầm rất đông nên không cho bất cứ ai không có nhiệm vụ được vào hầm.
Sắt thép được các lực lượng cứu hộ cắt hàn được đưa vào trong để gia cố hầm.
20h15:
Ông Nguyễn Văn Yên- Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết, tiến độ cứu hộ trong đường hầm đang tiến triển tốt. Hiện tại nước không thể dâng lên được nữa và đang cạn dần. Hai đường hầm hiện đã đào được một bên hơn 6 mét và một bên hơn 2 mét.
Ông Yên cho biết đang triển khai đưa hệ thống đèn led vào trong đường hầm. Đồng thời đưa một chiếc đèn pin và thông báo về tình hình cứu hộ cứu nạn bên ngoài để các nạn nhân yên tâm. Và cũng sẽ đưa giấy bút vào cho các nạn nhân viết các yêu cầu của mình gửi ra để bên ngoài kịp thời hỗ trợ.
Ông Yên cũng thông tin, hiện mũi khoan trên đỉnh đồi xuống đang gặp phải đá, nên đang tìm cách lách đá. Đồng thời cũng triển khai khoan mũi thứ 2 đề phòng mũi khoan thứ nhất không thể khắc phục được.
Riêng việc phương án sử dụng thuốc nổ, do quá trình đào hầm vẫn đang thuận lợi nên chưa cần thiết phải sử dụng.
Đến giờ này, sức khỏe các nạn nhân vẫn đang ổn định. Ngay trong đêm nay, bệnh viện Chợ Rẫy sẽ đưa dung dịch dinh dưỡng đặc biệt vào cho các nạn nhân. Sau khi sử dụng dung dịch này, các nạn nhân sẽ không phải cần ăn uống gì thêm nữa.
19h:
Mũi khoan được hy vọng sẽ mở ra khả năng tiếp tế, thông hơi, ánh sáng cho các nạn nhân kẹt dưới hầm đã bị gẫy.
Mũi khoan nhồi từ đỉnh đồi xuống đi được hơn nửa quãng đường (đã khoan được 40 mét so với độ sâu 70 mét) đã không thành công. Mũi khoan này được bắt đầu từ chiều qua, và dự định đêm nay mũi khoan này thông, qua đó sẽ tiếp tế quần áo ấm, thuốc men, thức phẩm và cả bóng điện xuống cho các nạn nhân đã không diễn ra như kế hoạch...
Nhưng lực lượng cứu hộ không nản lòng, lập tức lắp mũi khoan khác và khoan lại từ đầu ở vị trí cách mũi khoan ban đầu khoảng 8 mét.
Trả lời báo chí sau khi thị sát hiện trường, Phó Thủ tướng, cho biết, hôm nay lực lượng công binh đưa ra thêm một giải pháp. Đó là đào thêm đường hầm thứ hai, phía bên trái để tránh tình trạng nếu tuyến bên phải không thuận lợi, hoặc do địa chất lấp tuyến bên phải thì có tuyến dự phòng.
Một tuyến nữa thông từ bên trên nóc hầm xuống và khả năng đêm nay sẽ thông. Tuyến này sẽ đưa được áo quần thuốc men xuống cho những người bên trong hầm để qua được mấy ngày tới đây.
Theo tính toán hiện nay, tốc độ đi hầm bên phải là 8m/ngày. Với tốc độ này thì phải mất 3 ngày nữa mới vào được. Dù lực lượng đã được tăng cường, song tuyến bên phải đang gặp đá nên vẫn chưa thể chắc chắn sẽ thông được lúc nào.
Tới đây, lực lượng cứu hộ cũng phải sử dụng các liều nổ nhỏ để phá đá, đi tiếp. Việc này phải được thực hiện hết sức thận trọng. Bởi vì nếu không thận trọng gây sập xuống khiến các đường tiếp nước, sữa… cho các nạn nhân bị vùi sẽ hết sức nguy hiểm.
Phương án từ phía hạ lưu đang giao cho lực lượng tìm kiếm cứu nạn Bộ Xây Dựng, Sông Đà, công binh sẽ nghiên cứu tiếp. Mặc dù hướng này địa chất yếu và còn đến hơn 60 mét nữa mới tiếp cận được hiện trường. Nhưng cũng phải thực hiện để chuẩn bị tất cả các biện pháp để tiếp cận 12 nạn nhân.
Về sức khỏe các nạn nhân, Phó Thủ tướng cho biết, tuy họ có bị lạnh nhưng vẫn ổn. Tối nay, Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ đưa dung dịch thuốc đặc biệt để giúp trợ lực cho các nạn nhân, có đủ dinh dưỡng để vượt qua được trong mấy ngày tới.
15h30:
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã vào đường hầm, trực tiếp nói chuyện qua ống nghe với các nạn nhân bên trong, các công nhân cho biết tâm lý ổn định, luôn đặt niềm tin vào lực lượng cứu hộ, sức khỏe bình thường, tuy chỉ có lạnh.
Phó Thủ tướng biểu dương tỉnh Lâm Đồng, các nộ ngành liên quan đã kịp thời triển khai hoạt động cứu hộ quyết liệt với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết cũng rất lo do tiến độ cứu hộ chậm vì địa chất phức tạp, nhiều cát và đá mồ côi, những ngày qua mưa nhiều nên đất cát lở xuống rất khó đào.
Phó Thủ tướng chỉ đạo: Nội trong 3 ngày nữa phải đào xong đường hầm cứu nạn, tiếp cận được với các nạn nhân. Lực lượng công binh phụ trách đào ngách bên phải đường hầm; giao cho lực lượng cứu hộ mỏ của Quảng Ninh đào ngách bên trái.
15h:
Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên cho biết, hiện mũi khoan nhồi từ đỉnh đồi xuống đã được 40 mét, còn khoảng 30 mét nữa sẽ đến vị trí các nạn nhân gặp nạn. Lỗ khoan này có đường kính 110mm.
13h55:
Hệ thống quạt thông gió bị mất điện lúc 13g55. Hiện đội cứu hộ đang đấu nối điện với hệ thống điện dự phòng.
Đường hầm phụ hiện tại đã thi công được 6m, lượng đất đá được đào ra ngày càng nhiều trong bầu không khí khói và bụi, càng vào trong đất đá càng mềm nên việc đào có nhiều thuận lợi.
Theo tinh toán hiện còn 600m3 nước tồn đọng, đang được khẩn trương rút ra.
Ông Phan Công Ngôn, chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Lâm Đồng cho biết mũi khoan từ trên nắp hầm thông xuống đã thông vào lòng đất được 30m (so với sáng nay là 17m).
Ống khoan số 2 có đường kính 7cm đã thông vào bên trong khu vực có người bị nạn. Đường ống này là đường ống rút nước tích tụ từ bên trong khu bị sập ra bên ngoài.
Như vậy, khi đường ống hoàn thành, công suất rút nước sẽ được nâng lên, mau chóng hạ thấp mực nước, giảm các nguy cơ tổn hại sức khỏe người bị nạn cũng như các nguy cơ với đội cứu hộ. Khi đường ống được thông xong, trước khi tiến hành rút nước, đội cứu hộ sẽ đưa bóng đèn vào bên trong để thắp sáng, ổn định tâm lý người bị nạn.
13h45:
Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đến hiện trường vụ sập hầm để khảo sát tình hình, nắm bắt tiến độ và chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn.
Vừa đến hiện trường, sau khi làm việc nhanh với lực lượng tại chỗ, Phó Thủ tướng yêu cầu các chỉ huy của lực lượng cứu hộ báo cáo tiến độ và các phương án cứu hộ.
Phó Thủ tướng nhận xét công tác cứu hộ quá chậm và thủ công, cần phải có biện pháp để đẩy nhanh tiến độ tiếp cận các nạn nhân nhưng phải bảo đảm hai yêu cầu cốt yếu: Cứu được các nạn nhân ra ngoài và đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu hộ trong hầm sâu.
11h: Tại điểm khoan cửa xả, đại diện công ty xây dựng Sông Đà 10 cho biết lực lượng cứu hộ đang tiến hành khắc phục sự cố do trong lúc khoan, máy khoan bị cháy.
Được biết điểm khoan cửa xả sử dụng máy khoan BMK5 với thiết kế khoan ngang với chiều dài tối đa 15m.
Tính đến thời điểm này, lực lượng cứu hộ ở đây đã khoan được 36m với đường kính ống khoan 6cm. Đây là điểm khoan chủ yếu để tháo nước từ bên trong ra ngoài.
Thêm một đường hầm được đào từ phía trái
Lắp máy khoan mới để tiếp tục khoan
Lực lương cứu hộ tháo máy khoan đã bị cháy
Lúc 11h30: ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, chỉ huy công tác cứu hộ cứu nạn tại hiện trường, cho biết: việc đào hầm thoát nạn bên phía nách phải của đường hầm hiện đã được gần 5m.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn đang song song triển khai đào tiếp một hầm bên nách trái.
Theo ông Hùng, các đường ống thép có đường kính 600cm sẽ được đưa từ TP.HCM lên, luồn vào các đường hầm đang đào.
Người bị nạn có thể chui vào đường ống này ra ngoài.
Ông Hùng cho biết: Việc hút nước trong hầm vẫn đang tiến hành khẩn trương, hiện mỗi giờ hút được 3m3.
10h30 sáng 18-12: Thiếu tướng Bùi Văn Sơn - giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, người phụ trách chỉ huy công tác cứu hộ cứu nạn cho biết nhiều lực lượng đang tập trung thực hiện đồng thời ba phương án nhằm ứng cứu 12 nạn nhân còn bị kẹt trong hầm.
“Phương án tối ưu nhất vẫn là đào đường hầm cứu nạn ở phía hầm chính, đi luồn vào bên hông của đường hầm, hiện đã đào được khoảng 4m" - tướng Sơn nói.
Phương án thứ hai cũng đã được thống nhất triển khai là dùng súng bắn nước áp lực lớn để cắt vào phần đất chưa được đào ở cửa hầm phía đối diện, tức cửa hầm hạ lưu. Ở đó đất khô, mà khả năng của súng bắn nước có thể cắt được cả đá tảng.
Phương án ứng cứu còn lại là tiếp tục khoan thông thêm các mũi khoan để thông gió, thoát nước và đưa áo quần ấm cho các công nhân bị kẹt.
Thông tin đáng mừng được ông Sơn thông báo là hiện mực nước trong hầm nơi các nạn nhân bị kẹt đã được hút ra chỉ còn 30-40cm.
“Toàn bộ sức khỏe 12 công nhân đều tốt. Có tình trạng hạ canxi ở một vài công nhân, nhưng sau khi liên lạc qua đường ống đã chuyển thuốc từ bên ngoài vào và đã giải quyết xong tình huống này” - ông Sơn cho hay.
Liệu có dự báo gì về thời điểm cứu nạn nhân hay không? Trả lời câu hỏi này, ông Sơn nói hiện chưa thể xác định được chính xác nhưng các lực lượng đang cố gắng để làm thật nhanh, khả năng là ngày 19-12 có thể đưa các nạn nhân ra.
Hiện mũi khoan đường kính 10,05cm theo phương ngang từ phía cửa hầm hạ lưu đã khoan được 40m trong tổng số 60m; còn mũi khoan cũng có đường kính 10,05cm khoan theo phương thẳng đứng từ đỉnh đồi xuống phía mái hầm nơi các công nhân bị kẹt cũng đã khoan được 30m.
Trong khi đó, chuyên gia Nguyễn Thế Phùng - thành viên Hội đồng nghiệm thu quốc gia về công trình ngầm, đang có mặt ở hiện trường cứu nạn - cho rằng việc đào đường cứu nạn là phương án cổ điển nhưng chắc chắn nhất.
“Phương pháp này chậm nhưng chắc chắn nhất. Tôi cho rằng phải tính đến phương án chăm sóc, cho ăn uống, đảm bảo sự sống cho 12 nạn nhân bị kẹt kéo dài hàng tuần, chứ không nên vội vã đưa họ ra bằng mọi giá vì nếu nóng vội có thể dẫn đến những hậu quả khác khó lường” - ông Phùng cho hay.
Được đặt vấn đề để các nạn nhân lâu trong điều kiện nguy hiểm là có thể trần hầm bị ngấm nước và đổ sập, ông Phùng nói rằng trần mái hầm trong đó đã được xử lý, gia cố nên không lo sập.
10h ngày 18/12: Theo thông tin từ trực ban chỉ huy cứu hộ, sức khỏe các nạn nhân trong hầm chưa đến mức tồi tệ nhưng có những dấu hiệu suy giảm như hạ thân nhiệt, sốt, do hơi lạnh và điều kiện sinh hoạt hạn chế trong hầm sâu.
Tuy nhiên, một thông tin sáng sủa vừa được cập nhật: mực nước nơi các nạn nhân đứng đã không tiếp tục dâng lên nữa. Nguyên nhân theo ông Thạo là do các mũi khoan làm nhiệm vụ rút nước đã rút lượng lớn nước ra ngoài. Đến 18g đêm qua, nước dâng nơi các nạn nhân đứng là 1m (trong khi chiều cao hầm là 2,7m) và ngưng, không dâng cao nữa.
Theo thông tin từ ông Thạo, mũi khoan từ trên đỉnh đồi xuống nắp hầm (mũi khoan số 3) làm nhiệm vụ thông hơi, dù khoan rất chậm do vướng phải nền đá cứng nhưng đã khoan được 17m.
Mũi khoan từ bên hông đường hầm đã tiến hành được 30m. Hai mũi khoan rất khó khăn vì cải tạo địa chất nơi đây đặc biệt với nhiều vách đá.
Ông Hoàng Công Thạo thông tin đã có nhiều mũi khoan chệch hướng, gãy.
Sáng nay lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an TP.HCM đã có mặt taị hiện trường phối hợp lực lượng cứu hộ Lâm Đồng.
Theo thông tin từ TKV, máy ép thủy lực dùng khoan đường hầm lớn đang được chuyển đến hiện trường. Oxy y tế cũng được chuyển đến để cung cấp không khí có hàm lượng Oxy cao vào nơi xảy ra tai nạn.
Đoàn chuyên gia y tế Bệnh viện Chợ Rẫy đã có mặt tại hiện trường, đang phối hợp cùng Sở Y tế Lâm Đồng để chăm sóc nạn nhân trong hầm và những người làm công tác cứu hộ cũng như chuẩn bị phương án y tế khi nạn nhân được đưa ra ngoài.
8h ngày 18/12: Ông Hoàng Công Thạo, trưởng phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy công an tỉnh Lâm Đồng, chỉ huy trưởng lực lượng cứu hộ, cho biết đã đào được 2/30m đường hầm để vào nơi nạn nhân.
Đường hầm đã đào được 2m (30m mới tới được nạn nhân), trong điều kiện đất đá rất cứng.
Ông Thạo đã bàn việc với phía Tập đoàn Than Khoáng sản việt nam (TKV, đơn vị chịu trách nhiệm đào hầm) thay đổi phương pháp thi công.
Thay vì dùng thủ công (cuốc, xuổng…) thì đưa máy đào khí nén vào. Mỗi tốp thi công gồm 4 người tiến hành trong 2 tiếng đồng hồ, rồi tiếp tục thay tốp khác, liên tục như vậy.
Ông Thạo nhận định nếu không có những tình huống bất ngờ xảy ra, và tốc độ thi công như hiện tại thì trong ngày, chậm nhất là đêm nay sẽ tiếp cận được khu vực nận nhân bị mắc kẹt.
6h sáng 18/12: hơn 20 chiến sĩ của Bộ tư lệnh công binh đã được chi viện vào hiện trường để tiến hành giải cứu nạn nhân.
Bên ngoài trời rất lạnh, gió rít từng cơn như bão đến...
Được biết hiện nay mũi khoan thứ ba từ trên đỉnh đồi khoan xuống nhằm thông hơi cho người bị nạn đã bị ngưng trệ, do càng đào sâu nền đất càng cứng và gặp nhiều đá. Trong khi đó mũi khoan thứ hai thực hiện từ chiều ngày 17/12 đã không đạt được mục đích rút nước ra khỏi khu vực người bị nạn như nhóm cứu hộ mong muốn vì lượng nước chảy ra từ mũi khoan này rất thấp. Hiện đội cứu hộ cũng chưa đưa ra được các phương án cứu hộ tiếp theo.
Trước đó, lúc 4h: các công nhân đã triển khai phương án đào đường hầm song song với đường hầm bị sụp. Đường hầm này có chiều dài 1,6m rộng 1,5m. Dự kiến các công nhân đào lấy 80m3 đất đá và phải mất 2 ngày đường hầm này mới hoàn thành, tiếp cận được khu vực 12 nạn nhân để đưa người bị nạn ra.
Theo kỹ sư chỉ huy thực hiện đường hầm này, đây là hướng đào ít gặp đá nhất. Hiện các công nhân đang sử dụng máy khoan khoan liên tục. Số công nhân khác dùng cuốc xẻng đưa đất đá ra ngoài rất thủ công.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ở khu vực đường hầm, nơi lục lượng cứu hộ đang làm nhiệm vụ, nước từ lòng đất rỉ ra rất nhiều và liên tục như một cơn mưa. Lực lượng cứu hộ phải dùng máy bơm bơm liên tục để hút nước ra ngoài. Một số công nhân quá mệt mõi đã phải nằm nghỉ ngay trong đường hầm, nơi nước vẫn tiếp tục còn rỉ.
Ở bên ngoài đường hầm lúc này trời rất lạnh, nhiệt độ chúng tôi đo được là 12 độ C và gió đang thổi rất mạnh...
Nhiệt độ tại khu vực hầm thuỷ điện Đa Dâng xuống thấp, lúc 3 giờ ngày 18-12 là 12 độ C, một số công nhân được phép giải lao phải đốt lửa để sưởi ấm
Xe khoan rời khỏi đường hầm thủy điện sau khi khoan thành công mũi khoan thứ ba, nhường không gian cho việc đào đường hầm cứu nạn
Một số nhân viên cứu hộ đuối sức nằm ngủ tạm bên trong đường hầm ẩm thấp
Nhân viên cứu hộ của Tập đoàn TKV đang trổ đường hầm phụ song song với đường hầm bị sập để cứu công nhân bị nạn
Đào hầm phụ dự kiến phát sinh 80 m3 đất đá được công nhân thực hiện bằng phương pháp thủ công
3h20: các công nhân từ trong đường hầm cho biết đã khoan xong mũi khoan thứ ba thông với hầm 12 nạn nhân để tiếp tục hút nước. Và bắt đầu giai đoạn hút nước lần từ bên trong hầm nơi có 12 nạn nhân ra.
Thượng tá Trần Xuân Việt, phụ trách lực lượng công an Lâm Đồng tại hiện trường cho biết hai hướng mũi khoan còn lại bắt đầu trở ngại khi gặp đá.
Cụ thể, mũi khoan hướng từ trên đỉnh núi xuống đã khoan sâu được 26m, hướng từ phía bên kia đường hầm đã xuyên được 36m thì gặp đá.
Mặc dù gặp trở ngại, nhưng công tác khoan vẫn đang triển khai khẩn trương.
Theo quan sát của PV lúc 3h30, các công nhân của Công ty Sông Đà cho xe chở máy nén hơi từ trong hầm ra ngoài sau khi đã khoan xong mũi khoan thứ ba thông với hầm của 12 nạn nhân. Các loại xe khác cũng được di chuyển ra khỏi đường hầm tạo không gian phục vụ tốt nhất cho việc đào hầm.
Lúc 1h20 ngày 18-1: PV lội nước sâu vào trong đường hầm, nơi các lực lượng cứu hộ cứu nạn đang thực hiện nhiệm vụ. Tại đây, một mũi khoan đang khoan sâu vào lớp đất đá dày 42m đang lấp kín đường hầm. Một nhóm cứu hộ khác đang gọi những người gặp nạn qua đường ống đã được khoan từ ngày 16-12. Phải kêu rất nhiều lần phía bên trong mới có lời đáp trả, khi đó, cháo loãng được chuyền qua đường ống vào bên trong cho các công nhân.
14h30': Sau khi vào đường hầm, bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã quay ra miệng hầm.
Ông Dũng đề nghị cho gặp chủ đầu tư đã bỏ tiền ra làm nhà máy thủy điện. Các nhà thầu báo chủ đầu tư đi nước ngoài chưa về.
Ông Dũng hỏi: "Có đúng đi nước ngoài không. Điều tra xem có đúng như vậy không?”.
Báo cáo với đoàn công tác, Tổng Công ty Sông Đà 10 (đơn vị đến hỗ trợ cứu nạn) cho biết hiện đã phối hợp với các lực lượng lên phương án khoan xuyên và khoan nhồi, nhưng khoan nhồi từ trên đỉnh núi xuống vẫn chưa có thiết bị.
Ông Dũng yêu cầu đưa ngay một khoan nhồi từ TP.HCM xuống hiện trường để khoan dù phải mất tốn thêm thời gian nữa. Nếu phương án khoan nào xong trước thì dừng lại để tính toán tiếp.
“Bây giờ phải tập trung trước tiên là cứu người”, ông Dũng nói và đề nghị một thứ trưởng Bộ Xây dựng cùng với đại diện Cục giám định chất lượng công trình phải ở lại, túc trực cùng các cơ quan chức năng cho đến khi cứu người xong mới rút về.
Có mặt tại hiện trường, bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết sáng nay lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp của Tập đoàn than khoáng sản VN được huy động vào tham gia ứng cứu sập hầm thủy điện Đạ Dâng.
Tuy nhiên, các dụng cụ cứu hộ chuyên nghiệp không được phép mang lên máy bay. Ngay sau đó, bộ trưởng Hoàng đề nghị thư ký phải báo về cho Chính phủ để phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải can thiệp nhằm đưa dụng cụ chuyên nghiệp vào cứu người trong tình trạng khẩn cấp.
Giải thích về các biện pháp sau khi thi công xảy ra sự cố, đại diện Công ty Sông Đà 505 cho biết đang khoan vào hầm của 12 người bị nạn để đưa một ống phi 100 nhằm chuyển quần áo vào.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã biểu dương tỉnh Lâm Đồng và công binh quân khu 7 đã kịp thời đưa các lực lượng đến hiện trường cứu người.
Ông Dũng nói đây là một vụ sập hầm đặc biệt nghiệm trọng. Do đó phải cùng lúc làm hai phương án khoan xuyên ngang núi và khoan nhồi từ đỉnh xuống để đề phòng khi mũi khoan gặp đá, còn có phương án khác, đủ thời gian đưa 12 người ra sớm.
Tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo cho các sở ngành liên quan cùng phối hợp với các lực lượng của bộ đưa ra các giải pháp, làm rõ nguyên nhân trách nhiệm của chủ đầu tư.
“Tai nạn xảy ra mọi người có mặt cứu hộ 24 giờ qua nhưng đại diện chủ đầu tư ít có mặt ở đây là thiếu trách nhiệm” - ông Dũng nói.
13h: Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và bộ trưởng Bộ xây dựng Trịnh Đình Dũng đến hiện trường nghe các đơn vị báo cáo vụ sập hầm.
Hai vị bộ trưởng tại hiện trường
Hai bộ trưởng chỉ đạo các lực lượng chức khắc phục sự cố
Hai bộ trưởng lội nước trong hầm
Vào lúc 12h: Nhóm công binh được lệnh vào miệng hầm để đào từ cửa miệng chính.
Tại hiện trường đã có năm lán trại của quân đội, y tế được dựng lên.
Nhiều người đã tranh thủ ăn trưa để chuẩn bị đổi ca cho đồng đội. Giờ này trời không còn mưa, mát mẻ theo khí trời Đà Lạt nên đang thuận lợi cho các lực lượng cứu hộ cứu nạn.
11h20': Có mặt suốt từ hôm qua đến nay tại hiện trường vụ sập hầm để chỉ đạo công tác cứu hộ cứu nạn 12 công nhân bị mắc kẹt, thiếu tướng Bùi Văn Sơn, Giám đốc Công an Lâm Đồng cho PV biết: "Công tác cứu hộ vẫn đang được thực hiện khẩn trương. Hiện lực lượng công binh, công an, quân đội và công nhân công trình đang gấp rút đào hầm để mở đường vào cứu các nạn nhân.
Lượng đất đào ra đến đâu, chuyển ra xe chở ngay đi đến đó. Cùng với đó là việc gia cố, tránh không để hầm tiếp tục bị sập. Cơn mưa rả rích suốt ngày qua đến sáng nay khiến lượng nước trong hầm dâng cao; đất trong hầm bị sập xuống hòa với nước trở thành bùn nhão cùng với đá khối lớn gây rất khó khăn cho công tác đào bới. Trong khi đó trời lạnh 13-14 độ. Dù khó khăn là vậy, nhưng không thể so sánh nổi với sự chịu đựng của các nạn nhân đang mắc kẹt bên trong nên bằng mọi cách chúng tôi phải triển khai các phương án khả thi nhanh nhất, tránh xảy ra tình trạng xấu hơn nữa".
Trong khi đó ông Huỳnh Ngọc Cảnh, Giám đốc Sở Công Thương Lâm Đồng nói: “Cấu tạo của hầm dẫn nước thủy điện này có các ngách trên cao, được khoét rộng ra hai bên để công nhân cất dụng cụ và các vật dụng khi vào thi công đường hầm. Liên lạc với bên trong thì được biết các anh chị em công nhân bị mắc kẹt trong hầm hiện đang trú ẩn trên đó. Lương thực (cháo gà, xúc xích, sữa, nước uống…) đã được chuyển vào và các nạn nhân đã nhận được nên phần nào yên tâm. Họ đang chờ đợi từng giây để được giải cứu nên Ban chỉ huy cứu nạn cũng đang dốc toàn tâm toàn lực với công việc."
9h45': Tại hiện trường, ông Phan Văn Hùng, Phó tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết, công tác đào hầm để cứu 12 nạn nhân sẽ gặp nhiều khó khăn vì lượng đất đá, bùn nhão rất lớn.
Bộ đội công binh sẽ kết hợp với các lực lượng khác vừa đào lấy đất đá ra khỏi hầm vừa gia cố mái chống sạt lở. Công tác cứu hộ thủ công như thế này rất tốn thời gian, chưa thể xác định được khi nào sẽ thông hầm để cứu 12 người bị nạn bên trong. Hiện toàn bộ lực lượng đã được huy động để đẩy nhanh tiến độ nhất có thể.
Ngoài ra, thông tin từ các nạn nhân truyền ra ngoài cho biết, nước trong hầm đã dâng cao khoảng 1 mét và tiếp tục dâng thêm, hiện họ đang phải dồn nhau lên dàn giáo. Vì vậy công tác cứu hộ càng phải khẩn trương.
Vào 9h15: Ông Nguyễn Xuân Tiến, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng đã đến hiện trường, nghe ban chỉ huy cứu hộ báo cáo tình hình.
Ban chỉ huy cho biết: thời điểm này, sức khỏe 12 nạn nhân ổn định, đã tiếp nhận được thức ăn.
Hiện nay, đã có 50 người túc trực, thay phiên đào đất, đá trong đường hầm để tiếp cận các nạn nhân.
Ông Nguyễn Xuân Tiến biểu dương nỗ lực của lực lượng cứu hộ trong suốt 24 tiếng đồng hồ qua, đồng thời yêu cầu bằng mọi giá trong hôm nay phải cứu được 12 công nhân ra khỏi đống đổ nát, bảo đảm hạn chế tối đa những rủi ro, hạn chế những sai sót có thể xảy ra.
Ông Tiến cũng thông tin chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gọi điện thoại chỉ đạo, bằng mọi giá, mọi cách phải cứu được người.
Ông Tiến cho biết trưa nay, hai bộ trưởng của bộ Công thương và bộ Xây dựng sẽ có mặt ở hiện trường.
Lúc 8h30 ngày 17/12, Đại tá Phạm Văn Hùng, phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng cho biết đã phải thay đổi kế hoạch giải cứu các nạn nhân trong vụ sập hầm thủy điện tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, lực lượng quân khu 7 vừa đưa thêm 30 công binh vào hiện trường tiến hành đào kè vào vị trí sạt lở theo hình chữ A, đào tới đâu đưa khu gỗ gia cố tới đó.
Đưa thiết bị vào hầm cứu hộ nạn nhân
Cơ quan chức năng dùng mọi phương tiện tập trung cứu hộ nạn nhân
Người dân theo dõi việc cứu hộ
8h10': đại tá Hoàng Công Thạo (Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn Công an tỉnh Lâm Đồng) - chỉ huy trưởng điều hành cứu hộ cứu nạn đã bắt đầu chỉ huy đưa một nhóm cứu hộ vào sâu trong đường hầm. Lúc này trời rất lạnh.
Ở ngoài miệng hầm, lực lượng công binh đang khẩn trương cưa gỗ đưa vào hầm tạo nên tiếng lè xè ở cả đồi núi.
Nhiều phóng viên xin đi cùng vào trong hầm nhưng các cơ quan chức năng từ chối vì không thể cho vào một khu vực đang rất nguy hiểm.
Gần 8h: thượng tá Nguyễn Văn Hùng phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn công binh 25 (quân khu 7) cho biết 29 chiến sĩ của đơn vị hành quân từ lúc 2g sáng nay đến hiện trường tác chiến.
Các lực lượng đang phối hợp cưa cây, mang những vật dụng cần thiết vào bên trong đường hầm.
Các nhân viên kĩ thuật Công ty Sông Đà đang tiếp tế thức ăn buổi sáng cho 12 công nhân.
Một thông báo như một tiếng reo từ 12 nạn nhân hiện vẫn còn đang kẹt trong đường hầm Thủy điện Đa Dâng bị sập: "OK. Chúng tôi đã nhận được cháo gà rồi".
Lực lượng công binh đang cưa xẻ gỗ để đưa vào bên trong hầm kè đất đá
Tiếp tục thảo luận, tìm kiếm phương án tối ưu để xử lý vấn đề
PV đang có mặt ở hiện trường sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin nhanh nhất đến bạn đọc.
7h45': Lực lượng công binh đang cưa xẻ gỗ để đưa vào bên trong hầm kè đất đá.
6h30' : Mưa vẫn rơi. Trời rất lạnh ở khu vực sập hầm dự án thủy điện Đa Dâng.
Đại diện Công ty Sông Đà 505 (đơn vị thi công) cho hay mưa không ảnh hưởng nhiều đến việc đào đất phía bên trong miệng hầm. Hiện các lực lượng đã quyết định cho phương án dùng cuốc, xẻng đào đất theo hình tam giác rồi dùng các thanh gỗ nẹp vách để tránh đất đá đổ xuống.
Lực lượng cứu hộ cứu nạn của tỉnh Lâm Đồng đang phối hợp với lực lượng công binh Quân khu 7 tình toán các biện pháp đào đất ra sao cho an toàn.
Theo tính toán, từ vị trí đào đến vị trí những công nhân gặp nạn dài khoảng 27 mét. Lí do không khoan đất đá vì các lực lượng lo sợ dư chấn trong các bề mặt hầm làm đổ đất đá rất nguy hiểm.
Trả lời báo chí về khả năng trong buổi sáng nay có cứu hết số công nhân bị mắc kẹt trong hầm, anh Đạo, một kĩ sư có mặt ở công trình này nhiều tháng cho hay: “Đào hầm trong tư thế khai thông lỗ để gặp người bị nạn chui ra nên chỉ có một người đào, rồi chuyền đất đá đưa ra ngoài. Với địa hình đồi núi dễ sạt lỡ nên không loại trừ đào một xô đất sẽ sạt xuống 3 xô đất nên rất vất vả”.
6h sáng nay (17/12), lực lượng cứu hộ cứu nạn đang khẩn trương tập kết các thiết bị vật tư để sẵn sàng cho lực lượng công binh đào đất vào vị trí 12 công nhân đang mắc kẹt.
Một cán bộ của Công ty Sông Đà 5 cho hay trong đêm qua nước uống, sữa và cháo đã tiếp tế cho công nhân nên họ đã chống chọi qua đêm.
Từ bên trong, công nhân thông báo qua ống nối mọi người vẫn sống, đang chờ lực lượng đến cứu. Thông tin cũng cho hay toàn bộ công nhân không có ai bị thương.
Lực lượng chức năng hợp đồng tác chiến
Đang tập kết các thiết bị vào hầm, tổ chức cứu người
Đang tập kết các thiết bị vào hầm, tổ chức cứu người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%