Đã 3 tuần kể từ khi tin có người tìm được 3 cây sưa có giá trị hàng trăm tỉ đồng tại khu vực Hung Trí, dòng người đổ vào khu vực rừng thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vẫn chưa có dấu hiệu giảm.
|
Mỗi ngày có đến hàng trăm người đạp rừng, vượt suối, lùng sục khắp hang cùng núi thẳm để tìm gỗ sưa.
Bị xe húc tung
Gần một tuần lễ, PV đã lặn lội theo những đoàn người săn sưa vào tận Hung Trí, nơi ba cây sưa “trăm tỉ” đã bị lâm tặc đốn hạ. Tại đây, “giấc mơ sưa” vẫn đang vô cùng nóng hổi, hàng trăm người sẵn sàng đạp rừng, lội suối tìm sưa.
Một nhóm thợ rừng săn gỗ sưa tại khu vực Hung Trí thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - (Ảnh: Quốc Nam)
Đã ba tuần kể từ khi tin có người tìm được ba cây sưa có giá trị hàng trăm tỉ đồng tại khu vực Hung Trí, dòng người đổ vào khu vực rừng thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Nếu trước đây người ta đổ vào rừng để cướp sưa, nay người ta lại vào rừng để tìm vận may ở những khu vực quanh đó - những nơi được cho là vẫn còn có nhiều hầm bí mật cất giấu gỗ sưa của 11 lâm tặc chưa kịp chuyển ra khỏi rừng.
Khu vực Hung Trí, nơi các thợ rừng tìm được ba cây sưa trị giá hàng trăm tỉ đồng - (Ảnh: Quốc Nam)
Lùng sục “kho báu”
Chúng tôi vào Hung Trí sáng 6/5. Phải mất hơn một ngày đi đường mới vào được nơi chứa “kho báu” này. Đường vào Hung Trí tuy không còn cảnh chen chúc như cách đây một tuần, nhưng người ra kẻ vào vẫn nườm nượp.
Nơi ba cây sưa bị đốn hạ nằm sâu dưới một hốc đá vôi dựng đứng, xung quanh hốc này đều là những dãy núi đá bao quanh. Tuy chỉ rộng chừng vài hecta nhưng cây cối dưới hốc này um tùm rậm rạp. Duy chỉ có khoảng 500m2 nơi ba cây sưa sống hiện rất ngổn ngang. Những ngày qua, người tìm sưa đã vào đây đào bới, xới tung tóe tất cả hốc đá xung quanh gốc cây này tìm rễ cây còn sót lại. Những cây “vô tội” xung quanh gốc của ba cây sưa cũng bị “gặt ngang” không thương tiếc.
Điều đặc biệt, những người đi rừng ở đây khi chúng tôi gặp đều cho biết từ khi họ vào đây chưa từng thấy bóng kiểm lâm hay lực lượng chức năng nào có mặt. Thế nên họ mặc sức tìm sưa mà không phải lo đến chuyện chạy trốn. Đúng như lời của những người này, rạng sáng 9/5 khi trở ra khỏi rừng Hung Trí ở vị trí cách cửa rừng khoảng 2km, lần đầu tiên trong mấy ngày ở rừng chúng tôi thấy bóng dáng của lực lượng kiểm lâm vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đang chốt chặn tại đây. Sau một vài câu hỏi trong trạng thái uể oải của hai vị kiểm lâm thì chúng tôi cũng ra khỏi rừng. Trong khi đó, trên đoạn đường chúng tôi trở ra, ba nhóm gùi hàng tạ sưa đang cố thủ ở các lán ven đường bởi họ đã được mật báo có kiểm lâm chặn đường ở phía cửa rừng |
Ngay giữa lối đi, một vệt dài mùn cưa đỏ au là những gì còn sót lại của ba cây sưa “trăm tỉ” đang được một nhóm người tận dụng hốt vào bao tải gùi về. “Cứ mang về lỡ sau này bán được” - một người cho biết. Khoảng 1h sau, khi nhóm người nói trên tản ra khỏi vị trí này, có hai người là cha con từ xã Sơn Trạch kéo vào. Sau một hồi đào bới, hai người quyết định lôi túi thuốc nổ thủ sẵn trong hành lý ra cho nổ các khối đá để tìm rễ cây. Người con kể đã vào đây hai ngày nhưng chưa tìm được gì. Đây đã là chuyến thứ ba hai cha con vào rừng từ khi nghe tin vùng này có sưa. Những người đi rừng ở đây cho biết tiếng thuốc nổ chính là âm thanh khiến nhiều người lầm tưởng đã có đụng độ bằng súng đạn từ khi khu vực này có sưa.
Trở xuống vùng lõi của Hung Trí, hai bên lối đi dày đặc lán trại của người tìm sưa, hàng chục chiếc võng giăng ngang dọc hai bên lán. Tuy nhiên chỉ có võng, xoong nồi, nước uống cùng một người ở lại canh lán. Người này cho biết nhóm cùng ở vùng Bàu Sen vào. Nhưng tất cả đã tản ra các khu vực rừng xung quanh như Hung Trung, Hung Trí, đỉnh Cội tìm sưa. Dọc đường lên Hung Trung, nhiều cây rừng to hơn một người ôm đã bị lâm tặc đốn hạ. Người đi cùng chúng tôi cho biết từ khi có tin vùng này có sưa, lâm tặc đã chuyển hẳn qua tìm sưa, còn những cây gỗ quý khác mà vùng rừng này cũng có dày đặc như lim, táu... đều bị bỏ qua.
Leo lên vách một bên đỉnh Cội, chúng tôi bắt gặp hai người đàn ông trong nhóm Bàu Sen từ trong một hốc đá chui ra. Dụng cụ của hai người này ngoài dao phạt còn có một thanh sắt dài hơn 1m. Người này nhanh tay vừa bám vách đá vừa chọc xuống những vạt đất đáng nghi xung quanh. “Nhìn số lượng gỗ đã được đưa ra, chắc chắn những người trúng sưa còn giấu nhiều gỗ trong các hang đá hoặc đào hố chôn lại giữa rừng, nên anh em quyết vào tìm vận may” - anh chép miệng. Anh này cho biết thêm mới cách đây mấy ngày đã có người cùng làng đi dò sưa cất giấu như thế này mà trúng, về bán được hơn tỉ bạc.
Đi dọc những con đường lên các vách đá dựng đứng của Hung Trung, Hung Trí, cứ khoảng vài chục mét chúng tôi lại bắt gặp một vài người đi dò sưa theo cách này. Ở đỉnh Cội, trên một vách đá cheo leo, một người vẫn kiên quyết bám theo những mấu đá để leo lên. Dừng chân ở một hốc đá, chúng tôi giật mình khi nhìn thấy đôi chân của một người thò ra ngoài. Hóa ra người này chui vào trong tìm sưa.
Thu gom những mảnh gỗ sưa còn sót lại
Nỗi lo cướp đường
Chiều tối 8/5, chúng tôi quyết định rời khỏi Hung Trí để trở ra dưới cơn mưa rừng rả rích. Sau năm giờ đi bộ dưới bóng mưa và bóng đêm, chúng tôi đến được vị trí đỉnh Nước Vàng là điểm nằm giữa Hung Trí và trung tâm xã Phúc Trạch. Bỗng từ trong một lùm cây ba bóng đen vụt ra chặn đường.
Hai trong ba người này nhanh chóng ghì lấy chiếc gùi chúng tôi đang mang theo sau lưng để kiểm tra hàng. Người còn lại tay vẫn lăm lăm mã tấu sáng lóa đứng hằm hè dọa dẫm bằng giọng địa phương: “Có hàng thì để xuống đó rồi ra. Không thì đừng trách...”. Thót tim bởi tình huống bất ngờ này, nhưng sau khi trình bày không kiếm được miếng hàng nào thì chúng tôi mới được đi. Đánh mắt vào phía sau lùm cây, bốn năm đốm thuốc lá khác cùng những vệt sáng của kim loại vẫn nhìn theo đe dọa.
Một thanh niên chuẩn bị thuốc nổ để phá đá tìm rễ sưa còn sót
Cách đó 300m, một nhóm hai thanh niên giới thiệu từ xã Xuân Trạch đang ngồi thừ ra bên vệ đường hút thuốc. Thở dài, anh Len, một trong hai người, kể vừa bị trấn hàng xong, giờ cũng chưa biết nên trở ra hay vào lại kiếm tiếp hàng. Dọc con đường này ra đến đỉnh núi Mác, chúng tôi gặp thêm bốn nhóm gùi hàng bên đường, hai trong số này đều cho biết đã gặp bọn trấn hàng ở đỉnh Nước Vàng. Tuy nhiên, nhờ đông người và mang theo dao nên hội trấn hàng không dám làm càn. Anh Mão, một người trong số này, nói: “Từ khi có nhiều người vô Hung Trí tìm sưa, đỉnh Nước Vàng đã trở thành nỗi sợ hãi của đa số người đi gùi hàng. Biết được chuyện này từ những chuyến đi trước nên chúng tôi phải tập hợp anh em thật đông khi đi qua đó. Và ai cũng sẵn sàng vũ khí chống trả để bảo vệ hàng”.
Những người đi rừng cho biết tuần trước đây, đỉnh Nước Vàng là lãnh địa của những băng nhóm xã hội đen từ Nghệ An, Hải Phòng vào cướp hàng. Anh Tr., người đi cùng chúng tôi, cho biết từ sau khi số hàng lớn nhất được đưa ra khỏi rừng thì số xã hội đen đó cùng súng ống đạn dược cũng rút về hết, chỉ còn lại những băng nhóm trấn hàng tự phát từ chính những người đi rừng này trấn của nhau.
Trước đó đêm 6/5, khi chúng tôi đang treo võng nghỉ đêm tại một con suối phía trong đỉnh Nước Vàng, một người đàn ông lấm lét đội đèn pin tới thăm dò. Khi chúng tôi cho biết có nhóm trấn hàng phía trước, cả nhóm năm người của ông ta phải gùi bốn miếng sưa nặng khoảng 1,2 tạ cắt rừng đi xuống một hốc đá để tránh hàng bị cướp.
Người tìm sưa, kẻ tìm người lạc Trưa 8/5, tại khu vực Hung Trung cách Hung Trí khoảng 5km, chúng tôi bắt gặp một nhóm bốn người đang tiến vào Hung Trí. Ngỡ rằng đây cũng là nhóm người đang trên đường vào Hung Trí tìm sưa, nhưng hỏi ra mới biết nhóm này có mặt ở đây để tìm người. Ông Vui - chừng hơn 40 tuổi, vai gùi một gùi to đầy nước - nói nhóm của ông đều ở làng Thanh Sen 4, xã Phúc Trạch vào rừng để tìm hai thanh niên cùng làng vào rừng tìm sưa và đã bị lạc hơn mười ngày nay chưa về. Ông Vui cung cấp thông tin hai người đi lạc đều mới 18 tuổi, vốn chưa quen đi rừng nên khi cùng dòng người đổ vào rừng sâu đã không tìm được lối ra. Nguy hiểm hơn, theo những người đi cùng đoàn với hai thanh niên này, vào thời điểm đi lạc hai người này chỉ mang theo mỗi người con dao phạt, ngoài ra không có thức ăn, nước uống hay bật lửa. Quá lo lắng, người nhà của hai thanh niên đi lạc (được biết một người là con ông Quế, người còn lại là con bà Phượng, đều trú tại làng Thanh Sen 4) đã mướn người trong làng đổ vào rừng tìm con. Đến khi gặp chúng tôi là đã hai ngày trôi qua nhưng nhóm tìm người vẫn chưa có tung tích gì, dù đã đạp gần như nát cả mấy khu vực quanh vị trí tìm được sưa. Vội vàng khoác gùi lên vai để tiếp tục cuộc tìm kiếm, ông Vui chỉ kịp ngoảnh lại: “Lạy trời cho mấy đứa nhỏ qua khỏi kiếp nạn ni. Sau ni nếu có sưa đi nữa cũng kiên quyết không cho chúng đi tìm nữa. Trả giá quá đắt”. Theo những thợ rừng lành nghề mà chúng tôi gặp được trong cuộc hành trình này, cơ may sống sót của hai thanh niên này rất nhỏ. Chỉ có một hi vọng mong manh là họ lạc qua đất Lào thì còn có cơ may trở về. |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?