Đòi nợ thuê ở Việt Nam trong vài năm nay trở lại đây được xem là nghề nhận được rất nhiều sự quan tâm của xã hội, khi giúp DN tiết kiệm được thời gian đòi nợ.
Trước nỗi lo tài sản bị "thất thiệt", không ít trường hợp đã nôn nóng nhờ côn đồ đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” núp dưới bóng các dịch vụ đòi nợ có giấy phép kinh doanh. (Ảnh minh họa). |
Đặc biệt, dịch vụ này cũng mang lại lợi nhuận “khủng” cho các đơn vị đang kinh doanh.Trong thời kì nền kinh tế bị khủng hoảng kép, lạm phát có dấu hiệu tăng cao, hơn 13.000 doanh nghiệp bị phá sản tính đến quý I – 2013, thì dịch vụ đòi nợ thuê lại nằm trong danh sách những nghề hot nhất và trở thành 1 trong 5 nghề ít vốn mà có thu nhập “cao ngất ngưởng” do nhu cầu của thị trường.
Lý giải hiện tượng bùng phát đòi nợ thuê, Luật sư Đức Chánh – thuộc văn phòng luật sư Minh Mẫn TP.HCM viện dẫn: trong thời gian từ đầu năm 2012 trở lại đây, có khá nhiều chủ nợ lo tài sản “bốc hơi”, khi mà thị trường bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính hoặc phải phá sản. Do vậy, các chủ nợ buộc phải tìm mọi cách và càng nhanh càng tốt thu hồi các khoản đã cho vay. Trước nỗi lo tài sản bị "thất thiệt", không ít trường hợp đã nôn nóng nhờ côn đồ đòi nợ theo kiểu “xã hội đen” núp dưới bóng các dịch vụ đòi nợ có giấy phép kinh doanh. Được biết, theo báo cáo của UBND TPHCM ngày 22-3 về tổng kết 5 năm hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ trên địa bàn thành phố, rất nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, hợp đồng đòi nợ nhiều, tạo việc làm cho khoảng 160 người.
Dịch vụ đòi nợ thuê “đắt khách”
Hầu hết bảng chi phí niêm yiết của dịch vụ hiện nay lên đến trên 50% khoản nợ, thậm chí có nhiều dịch vụ chỉ nhận hợp đồng trên 300 triệu của các khách hàng như doanh nghiệp, ngân hàng hay các cá nhân. Tình trạng chiếm dụng vốn của nhau, hay phá sản, mất khả năng thanh toán, chây ỳ...đang gia tăng đáng kể. Vì thế nghề đòi nợ càng có đất làm ăn hơn nữa.
Lướt một vòng trên web, khách hàng dễ dàng tìm được thông tin khá chi tiết về một số công ty chuyên “đòi nợ thuê”, có sẵn bảng biểu phí thu nợ. Theo đại diện Công ty đòi nợ Thiên Triệu và Cộng Sự TP HCM, trung bình hàng tháng đơn vị này nhận được cả chục hợp đồng, có hợp đồng lớn tới trên chục tỷ đồng. Ông cho biết, lượng khách hàng tìm đến công ty nhờ đòi nợ là do các giao dịch kinh doanh, mua bán phát sinh nợ nần không thu hồi được nhưng không muốn khởi kiện ra tòa; cho vay qua tay không có giấy tờ, không rõ thân thế người cho vay và số còn lại là ngân hàng có những khoản nợ xấu không có tài sản đảm bảo.
Theo đại diện Công ty đòi nợ Thiên Triệu và Cộng sự, trước khi ký hợp đồng, công ty ông sẽ yêu cầu được cung cấp giấy tờ, sau đó sẽ điều tra xác minh tính hợp pháp của hồ sơ vụ việc, các tài liệu liên quan đến công nợ; địa chỉ nơi cư trú, địa chỉ thực tế; khả năng tài chính; hoạt động kinh doanh, các mối quan hệ của khách nợ… rồi mới đi đến quyết định có nhận lời ký kết hợp đồng đòi nợ hay không. "Với những hợp đồng đã ký, có khoảng 70% công ty thực hiện thành công". Từ khi đi vào hoạt động năm 2011 đến nay, có gần 20.000 hồ sơ gửi đến công ty thì 15.000 hồ sơ đã được giải quyết với số tiền hàng chục tỷ đồng. "Trong quá trình đòi nợ, chúng tôi vận dụng những nghiệp vụ mà pháp luật cho phép, nếu không được thì bất đắc dĩ mới đưa ra tòa", ông phát biểu khi được hỏi về tình hình hoạt động.
Muôn kiểu biến trướng và lách luật của đòi nợ thuê
Dịch vụ “đòi nợ thuê” hiện nay phát triển trở lại sau một thời gian bị cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý. Điều đáng nói, xu hướng "đòi nợ thuê" giờ rút vào hoạt động kín đáo, tinh vi hơn.
Nếu không đòi được nợ, các doanh nghiệp này sẽ thực hiện theo kiểu hình thức nhận “gán nợ”. Sau đó, các đối tượng tiến hành những thỏa thuận về dân sự, ‘trói” dần nợ, gây sức ép theo kiểu côn đồ. Những đối tượng đi đòi nợ thuê dùng nhiều thủ đoạn gây án nghiêm trọng, từ khủng bố, đe dọa đến bắt giữ người, đánh đập. Thông thường, chủ nợ và con nợ đều là đối tượng có “máu mặt” nên khi hai bên xiết nợ, trả nợ thường rất manh động, sẵn sàng hành hung, sử dụng vũ khí nóng để đe dọa, uy hiếp, tấn công, truy sát.
Mới đây không lâu, dư luận vẫn chưa hết hãi hùng khi nghe về vụ tra tấn con nợ Trương Phi Cường (tức Cường “chém”, 27 tuổi, ở tổ 2, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bằng cách bắt úp mặt vào xô phân, rồi bị đấm đá, khi mà anh này không đủ khả năng chi trả khoản vay 200 triệu đồng của Nguyễn Cao Cường (tức Cường “X6”, ở khu chung cư Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội).
Cũng trong thời gian đó tại TP HCM, một công ty đòi nợ thuê ở Q.Tân Bình được một công ty mua bán vật liệu xây dựng ở Q.8 thuê, đã đến một doanh nghiệp kinh doanh xây dựng ở Q.Bình Thạnh... nằm luôn trên ghế sô pha trong phòng giám đốc ăn vạ. Nhóm người “đòi nợ thuê” này còn theo dõi đến tận nhà riêng của ông giám đốc uy hiếp, đe dọa tính mạng của vợ con ông.
Nghiêm trọng hơn là trường hợp xảy ra ở Q.3. Vừa bước ra khỏi cổng, vị giám đốc đã bất ngờ bị 4 nhân viên của một công ty đòi nợ thuê khống chế lên taxi đưa về văn phòng đánh đập, đe dọa giết chết để đòi 900 triệu đồng cho chủ nợ. Sau khi viết giấy cam kết trả 900 triệu đồng, chúng đọc cho ông H. viết khống một giấy vay tiền ghi tên chủ nợ là một người lạ hoắc với nội dung “vay 500 triệu đánh bạc” rồi cam kết phải trả vào một ngày đã định. Do bị đánh quá nặng, ông H. được đưa đi bệnh viện cấp cứu và đã tìm cách tố cáo với công an. Lập tức, bọn chúng nhắn tin đe dọa nếu không rút đơn tố cáo thì sẽ sát hại hết cả nhà, khiến ông H. phải dọn nhà đưa gia đình đi ẩn náu.
Vẫn còn nhiều trường hợp đòi nợ, các nhân viên của dịch vụ này hành xử không phù hợp với quy chuẩn ứng xử và khuôn khổ pháp luật, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Xuất phát từ nhu cầu của xã hội
Dịch vụ đòi nợ nảy sinh trong nền kinh tế thị trường, xuất phát từ một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong các quan hệ giao dịch dân sự - kinh doanh thương mại, được pháp luật điều chỉnh thông qua Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Nói về sự “biến tướng” của dịch vụ đòi nợ, Luật sư Dương Thị Tới, Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên có thể xuất phát từ nhận thức không đúng về loại hình kinh doanh này, lầm tưởng mình có thể “hành hiệp” thay các cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý tranh chấp, vi phạm các quyền và tự do cơ bản của công dân. Những hành vi này có thể đã vi phạm vào các trường hợp bị cấm được nêu trong Điều 11 của Nghị định 104 của Chính phủ.
Dịch vụ thu hồi nợ không nằm trong danh mục cấm kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên đây là ngành nghề nhạy cảm, hiện vẫn chưa có quy định pháp lý hướng dẫn cụ thể việc cấp phép đăng ký kinh doanh, quản lý khiến các cơ quan cấp đăng ký kinh doanh gặp nhiều lúng túng. Gần đây việc cấp Đăng ký kinh doanh cho loại hình dịch vụ này đang tạm dừng để chờ hướng dẫn cụ thể hơn của cơ quan có thẩm quyền.
Trong nền kinh tế thị trường, mà theo đó nợ là bình thường đối với quốc gia, Doanh Nghiệp, cá nhân, hộ gia đình trong phạm vi cân đối được tài khoản phải thu, phải trả... Đây cũng như một xu thế tất yếu theo quy luật cung cầu. Có trăm ngàn nhu cầu cần vay, lý do phát sinh nợ quá hạn thì cũng có từng ấy cách… đòi nợ. Chúng ta cần lập ra một hành lang pháp lý rõ ràng, tuân thủ điều kiện nghiêm ngặt khi đã kinh doanh loại hình này theo quy định của Nhà Nước, mới nói tới chuyện đang đáp ứng nhu cầu và làm hài hòa lợi ích cung cầu trong xã hội.
Theo Thượng tá Nguyễn Xuân Hùng - Đội trưởng Đội Thanh tra pháp luật (Văn phòng Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội): Để tránh những trường hợp đòi nợ, xiết nợ xảy ra theo chiều hướng xấu, các cá nhân hoặc công ty khi vay tiền cần phải thiết lập hợp đồng vay nợ rõ ràng. Nếu không thực hiện được đúng hợp đồng hai bên cần phải đưa nhau ra tòa dân sự hoặc kinh tế giải quyết, tránh để cho các đối tượng lợi dụng kẽ hở của luật ép nợ, xiết nợ. Bên cạnh đó, những cơ quan pháp luật khi tham gia giải quyết vụ việc cũng cần phải có trách nhiệm, tránh tình trạng để cho những đương sự giải quyết theo con đường trái pháp luật. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%