Huế đón bạn với vẻ uy nghi của những lăng tẩm, vẻ hoang sơ của biển Lăng Cô, thơ mộng của sông Hương, sự lãng mạn của những tà áo dài tím.
Phá Tam Giang thơ mộng |
Địa điểm tham quan
Lăng khải Định. (Ảnh: vnphoto, netdohoa)
Những điểm tham quan luôn được nhắc đến đầu tiên của Huế là các lăng tẩm. Từ những lăng lớn như Lăng Khải Định (Ứng Lăng); Lăng Gia Long (Thiên Thọ Lăng); Lăng Dục Ðức; Lăng Tự Ðức (Khiêm Lăng); Lăng Thiệu Trị (Xương Lăng); Lăng Minh Mạng; Lăng Đồng Khánh; Kinh thành Huế (Cửu vị thần công), kinh thánh Huế đến nhỏ như điện Hòn Chén... Điểm nhấn của các lăng là đều tọa lạc ở những vị trí đẹp, hùng vĩ và thơ mộng với núi, sông, hòa hợp giữa công trình chính và phụ. Bên cạnh đó, các yếu tố như kiến trúc, điêu khắc, hội họa hay những truyền thuyết, huyền thoại của mỗi lăng cũng thu hút không kém.
Lưu ý là các lăng tẩm nằm khá xa nhau nên nếu đi nhóm đông người hay gia đình, nên thuê taxi hay xe ô tô lái đi để tiết kiệm và chống nắng. Khi tham quan nên mua sách hướng dẫn, sau đó đọc qua trước khi vào các lăng để cảm nhận hết vẻ đẹp cũng như không bỏ lỡ những chi tiết, kiến trúc thú vị. Bạn sẽ phải di chuyển nhiều ở mỗi lăng, vì thế nên trang bị các dụng cụ chống nắng, mang giày, dép bệt.
Rừng quốc gia Bạch Mã quanh năm mây phủ và Lăng Cô tuyệt đẹp với cát trắng, biển xanh là hai địa danh nên khám phá tiếp theo tại Huế. Một mách nhỏ cho những bạn thích khám phá là trên đường đi Bạch Mã, Lăng Cô có hai địa điểm khá đẹp, dân địa phương hay đến chơi là Vũng Voi (có thác nước) và biển Cảnh Vân (cảnh quan hình vòng cung như biển Quy Nhơn hay bãi Cát Cò ở Cát Bà). Và hải sản ở Vân Cảnh rẻ hơn rất nhiều so với ở Lăng Cô.
Biển Lăng Cô hoang sơ. (Ảnh: vnphoto)
Phá Tam Giang
Cụm du lịch thứ 3 khi đến đất kinh kỳ là các ngôi chùa Từ Hiếu, chùa Từ Ðàm, chùa Diệu Đế…, nổi bật nhất là chùa Thiên Mụ, một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất, đẹp nhất và nổi tiếng nhất ở Huế.
Bên cạnh đó, bạn có thể tận hưởng hàng loạt các thú vui khác ở Huế như ngồi trên thuyền ngắm cảnh hoàng hôn; du thuyền trên sông Hương; ngắm phá Tam Giang; thả mình ở đồi thông Thiên An; tắm suối lưu huỳnh ở Tân An, nghỉ dưỡng ở suối khoáng nóng Thanh Tân; tham quan các làng nghề; mua sắm ở chợ Đông Ba. Hay nếu có thời gian, bạn có thể tạt ngang vào cácdi tích lịch sử như trường Quốc học Huế, cầu ngói Thanh Toàn, Văn Miếu, Hổ Quyền, đồi Vọng Cảnh, nhà thờ Chính tòa Phú Cam...
Di chuyển
Bằng phương tiện công cộng
Tùy vào túi tiền và thời gian của chuyến đi, bạn có thể đến Huế bằng xe khách, tàu lửa hay máy bay. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ tại các bến xe, ga tàu hay đại lý vé máy bay của nơi xuất phát.
Bằng phương tiện cá nhân
Như quy tắc thông thường của chuyến phượt, nếu quãng đường trên 300km, bạn nên di chuyển bằng phương tiện công cộng để khỏi mệt và an toàn, đến nơi thuê xe máy hay taxi.
Có 4 cách để bạn di chuyển giữa các danh lam thắng cảnh ở Huế là xe máy (dành cho các bạn trẻ, ít người), taxi (dành cho gia đình), thuê xe con hay xích lô.
Buổi tối bạn có thể mua vé đi nghe ca trù trên sông Hương, rẻ hơn rất nhiều so với việc cả đoàn bạn định thuê riêng một thuyền (60.000 đồng/vé).
Biển Thuận An thơ mộng và đầy sức sống. (Ảnh: xahoi)
Đến vào thời điểm nào
Bạn có thể đến Huế vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng nếu thích ngắm hoàng hôn trên sông thì nên đến vào mùa hè, thích dạo chơi thì tránh từ tháng 10 – 12 (thời điểm mưa nhiều).
Lưu trú
Khu vực trung tâm Huế gồm các tuyến Lê Duẩn, Hùng Vương, Hà Nội… Các bạn nên căn cứ vào đó hay lịch trình của mình để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý nên đặt phòng trước khi đến.
Một số khách sạn có mức giá ổn với dân du lịch bụi là khách sạn Citadel (Cố Đô), Đại Quang, Đăng Quang, Đông Dương, Đồng Lợi.
Đặc sản Huế
Những món bạn không nên bỏ qua khi đến Huế là cơm hến, bún bò, các loại bánh (nậm, lọc…), bánh khoái, nem, chả, tôm chua, mè xững, hạt sen, bánh phu thê, bánh ít đen, các loại bánh hột sen, đậu xanh, bánh trái cây… Lưu ý, các món ăn ở Huế khá cay, nếu xác định không ăn được, bạn nên mang thức ăn theo.
Địa chỉ ăn bỏ túi khi đến Huế
Chè Hẻm ở đường Hùng Vương. Bún bò Huế ở đường Lý Thường Kiệt. Bún hến, chè bắp thôn Vĩ Dạ. Bánh nậm lọc thì ăn ở Cung An Định, hoặc quán Bà Đỏ ở đường Chi Lăng. Nem lụi, bánh ướt thịt nướng ở quán Âm Phủ đường Nguyễn Thái Học.
Chùa Thiên Mụ. (Ảnh: vnthuquan)
Núi Bạch Mã. (Ảnh: Vietfones)
Mang gì khi đến Huế?
Tất cả các trang phục bạn thích. Mang đồ đi tắm biển.
Mang dụng cụ chống nắng, giày dép trệt.
Mang thuốc chống muỗi, thuốc trị côn trùng, thuốc trị các bệnh tật cơ bản.
Mang lều nếu có ý cắm trại.
Các cung đường thường gặp
Hà Nội/Sài Gòn – Huế - Hội An
Hà Nội/Sài Gòn – Huế - Đà Nẵng – Quảng Ngãi
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%