Thời tiết mưa lớn những ngày qua khiến giá các mặt hàng thực phẩm, rau xanh tại Hà Nội lại biến động tăng lên đáng kể, nhiều mặt hàng thủy hải sản, rau củ tăng giá.
|
Thời tiết mưa lớn những ngày qua khiến giá các mặt hàng thực phẩm, rau xanh tại Hà Nội lại biến động tăng lên đáng kể, nhiều mặt hàng thủy hải sản, rau củ tăng giá gấp đôi so với trước đây chỉ một vài tuần.
Tại một số chợ dân sinh lớn ở Hà Nội như chợ Thành Công, Ngọc Hà và cả chợ đầu mối Long Biên… người tiêu dùng đang phải mua rau củtăng giá từ 1.000 - 2.000 đồng/mớ (tuỳ loại), thậm chí có những loại rau củ tăng giá gấp đôi.
Rau củ tăng giácũng không có hàng để bán
Cụ thể, rau muống từ 6.000-11.000 đồng/mớ (tùy to nhỏ), bí xanh tăng từ 12.000 đồng/kg lên 17.000-18.000 đồng/kg; cà chua lên 20.000 đồng/kg, su su 17.000 đồng/kg, cà rốt 24.000 đồng/kg, cải bắp loại nhỏ có giá22.000/kg.
Các loại đỗ cove, ngọn su su và các loại rau cải xanh từ 15.000 đồng lên18.000 đồng/kg, bó. Các loại rau hè như rau dền, mùng tơi giá 5.000 đồng/mớ, tăng 1.000 đồng/mớ; rau ngót cũng tăng 1.000 đồng/mớ lên 6.000 đồng/mớ; cải thảo tăng hẳn 5.000 đồng/kg lên 25.000 đồng/kg. Đợt này tăng giá mạnh nhất là cải ngồng, tăng tới 7.000 đồng/kg lên 20.000 đồng/kg, nhiều sạp tại chợ còn bán 22.000 đồng/kg, tức tăng gần gấp đôi so với trước đó.
“Mưa gió thế này rau củ ngập thối hết làm gì có hàng để lấy về bán mả giá chả tăng lên. Ví như cây hành, trước 1.000 đồng có thể mua được giờ tôi phải bán từ 2.000 đồng trở lên. Giá tăng mà không có hàng để bán vì rau củ thối hỏng hết” - chị Hà bán rau củ tại chợ Ngọc Hà cho biết.
Không chỉ rau củ mà giá các loại thủy hải sản như tôm, cua, cá cũng tăng lên rõ trong những ngày mưa gió, như tôm rảo (tôm lớp) cỡ trung bình từ 230.000-260.000 đồng/kg, tăng 30.000-60.000 đồng/kg; tôm sú lên 380.000-450.000 đồng/kg, tăng 40.000-70.000 đồng/kg; cá chép cỡ vừa lên 90.000 đồng/kg, chỉ có cua đồng tăng giá ít, giá từ 150.000-180.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg ở các chợ dân sinh.
Các loại cua biển, mực cũng lên giá mạnh, cua biển từ 350.000-390/000 đồng/kg, cua cỡ trên dưới 4 lạng/con so với trước chỉ 300.000-320.000 đồng/kg; mực ướp đá từ 180.000-200.000 đồng/kg, cũng tăng vài chục nghìn đồng/kg. “Mưa gió, các nguồn cung cấp từ nuôi trồng hay đánh bắt đều khó khăn nên thiếu hụt nguồn cung khiến giá tăng lên hết” - chị Vân bán thủy hải sản tại chợ đê Hồng Hà cho biết.
Rau củ Trung Quốc hưởng lợi
Tại chợ đầu mối Long Biên, dù lượng rau củ quả thực phẩm về chợ không giảm, song giá các mặt hàng này cũng nhích lên. Bà Thoa chuyên bán buôn rau củ tại chợ Long Biên cho biết, năm nay mưa nhiều lại sớm hơn nên thực phẩm rau củ tăng giá sớm hơn. “Rau củ ở các vùng ven cung cấp cho Hà Nội bị ảnh hưởng vì mưa nên đưa về Hà Nội ít, thay vào đó là rau củ nhập về từ Trung Quốc là chính. Giá tăng như hiện nay còn là ít nếu những ngày tới tiếp tục mưa nắng thế này giá còn tăng lên nữa” - bà Thoa nói.
Tại chợ Long Biên, các tiểu thương ở đây cho biết, lượng rau củ nhập từ Trung Quốc về mấy ngày nay tăng lên khá mạnh do các nguồn cung cấp trong nước về chợ giảm. Song giá rau củ Trung Quốc thường có giá cao hơn rau củ nội địa nên dù về chợ nhiều giá vẫn cao. Rau củ Trung Quốc giờ đang bán chạy nhất.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho biết, sản lượng rau xanh của Hà Nội chỉ đáp ứng 60% nhu cầu; trong đó rau an toàn đáp ứng trên 40%, lượng rau còn lại được cung cấp từ các địa phương khác như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương... “Mưa nắng thay đổi liên tục làm rau khó lên, thối rữa càng không đủ cung ứng về các chợ. Giá rau chợ lên ít chứ giá rau củ tại siêu thị đắt lên trông thấy” - ông Phú nhận định.
Theo ông Phú, các loại rau hè đang hết mùa trong khi các loại rau vụ đông như su hào, khoai tây, rau cải chưa vào mùa thời điểm này cũng là nhân tố để rau củ lên giá. Rau củ ở miền Nam như Đà Lạt đưa ra Hà Nội cũng bị ảnh hưởng mưa bão, phí vận chuyển khi giá xăng dầu tăng lên nên cũng khó kéo giá rau của của Hà Nội thời gian tới có thể giảm trở lại.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn thì hôm nay (23.9), mưa giông sẽ còn tiếp tục ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Cảnh báongập úng còn tiếp diễn ở các vùng trũng, thấp, ven sông, ngập lụt ở đô thị có khả năng xuất hiện trong nội thành Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Bắc Ninh, Thanh Hóa...
“Nếu trời tiếp tục mưa cả đêm như mấy hôm trước thì nhiều mối rau chở từ ngoại thành vào các chợ đầu mối của Hà Nội sẽ không đi được nên nguồn cung rau còn bị thiếu hụt, cộng với chuyện mưa lớn, diện tích rau bị ngập tạm thời nhiều, người dân cũng không thể cắt rau đi bán nên giá rau ở chợ sẽ còn tăng mạnh lên. Chỉ khi ngớt mưa, giá rau xanh mới ổn định ở mức cũ” - một chị bán hàng rau ở chợ Thành Công cho biết.\
Ông Phú cho biết, tháng 9 sẽ là tháng cao điểm của mùa mưa bão, xen kẽ với đó vẫn là nắng nóng cục bộ. Thời tiết này có thể ảnh hưởng đến sản xuất, thu hoạch của nông dân nên giá rau củ có khả năng tăng nhẹ. Đối với các loại thực phẩm tươi sống như thịt lợn, nguồn cung vẫn bị ảnh hưởng do thương lái mua lợn hơi bán sang Trung Quốc và vận chuyển vào các tỉnh phía Nam, song do nhu cầu của người dân không tăng đột biến nên giá cả nhóm hàng này sẽ ổn định.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%