Chiều 14/5, Bộ Y tế đã tổ chức họp báo về bệnh viêm da dày sừng bàn tay bàn chân (còn được gọi là bệnh lạ) xảy ra ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) từ tháng 4/2011 đến nay khiến 19 người thiệt mạng.
|
1 năm để điều tra thực địa?
Buổi họp báo này được tổ chức sau khi đoàn công tác của Bộ Y tế kết thúc điều tra thực địa nơi phát bệnh viêm da lạ ở xã Ba Điền (Quảng Ngãi) vào ngay 13/5. Tuy nhiên, tại đây không đưa ra được kết luận cụ thể nào về căn bệnh này. Tất cả mới chỉ dừng ở mức độ “đã lấy, đã kiểm tra”!
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã thông báo 8 kết quả của cuộc điều tra kéo dài hơn 1 năm trời, gồm số người mắc bệnh, số người tử vong; đặc điểm bệnh nhân; triệu chứng bệnh; sự liên quan của các yếu tố kim loại nặng; đường lây nhiễm;...
Trước thông tin cho rằng Bộ Y tế vì “thể diện” nên không phối hợp với các tổ chức y tế lớn của thế giới nhờ trợ giúp, ông Long khẳng định Bộ không “ôm đồm”, mà đã có sự phối hợp với các đơn vị liên quan, các tổ chức như WHO, trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CMC), gửi các mẫu bệnh phẩm đến các phòng xét nghiệm ở nước ngoài.
“Quan điểm của Bộ Y tế là triển khai ngay và triệt để các biện pháp can thiệp tổng thể để giảm số mắc, số tử vong dù chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh”, ông Long nhấn mạnh.
Về việc có ý kiến cho rằng Bộ Y tế vào cuộc chậm trễ và không quyết liệt khiến tình hình dịch bệnh gia tăng khỏi tầm kiểm soát, ông Long thông tin: “Ngay sau khi nhận được thông tin, từ tháng 4/2011 đến tháng 6/2011, Bộ Y tế đã xử 2 đoàn công tác của BV da liễu TW và BV phong – Da liễu Quy Hòa phối hợp với Sở Y tế Quảng Ngãi điều tra xác minh tình hình bệnh và tiếp nhận bệnh nhân về điều trị. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế đã xây dựng, ban hành phác đồ điều trị bệnh viêm da bàn tay và bàn chân tại Quảng Ngãi”.
Ông Long còn cho biết: “Từ tháng 6/2011 đến tháng 4/2012 vừa qua, Bộ Y tế tiếp tục cử các đoàn công tác gồm nhiều lĩnh vực lâm sàng, điều trị, độc chất, truyền nhiễm, y học môi trường vi sinh, miễn dịch tiếp tục điều tra lấy mẫu để có định hướng tìm căn nguyên”.
Đoàn công tác của Bộ Y tế cấp thuốc bổ cho người dân.
Đến đầu tháng 5/2012, tức là hơn 1 năm sau khi bệnh lạ xuất hiện, Bộ Y tế đã hoàn chỉnh kế hoạch tổ chức điều tra can thiệp xác minh căn nguyên gây hội chứng viêm da dày sừng bàn tay bàn chân tại Quảng Ngãi. Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân gây bệnh cụ thể, chính xác là gì thì Bộ chưa có kết luận.
Trước câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc Bộ có lấy mẫu đất để kiểm tra xem có nhiễm dioxin hay không, ông Long cho biết việc này đã được tiến hành nhưng chưa cho kết quả!
Bệnh diễn biến phức tạp
Theo thông báo của Bộ Y tế, hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (bệnh lạ) được ghi nhận từ ngày 19/4/2011, tích lũy đến ngày 13/5/2012 tại huyện Ba Tơ đã ghi nhận 205 trường hợp tại 5 xã Ba Điền, Ba Ngạc, Ba Xa, Ba Vinh và Ba Tô, trong đó có 10 trường hợp tử vong tại xã Ba Điền.
Từ đầu năm 2012 đến ngày 13/5/2012 đã có 115 trường hợp tại Ba Điền, Ba Tô, Ba Ngạc mắc bệnh, trong đó có 34 trường hợp mắc lại và có 9 trường hợp tử vong (đều ở xã Ba Điền). Hiện tại, số bệnh nhân đang được điều trị là 33 trường hợp.
Hiện nay, việc điều tra thực địa đã hoàn tất và tiếp tục triển khai nghiên cứu trên labo của VN và các tổ chức quốc tế.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết: Phác đồ điều trị mới đối với bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân cho kết quả khả quan.
Bộ Y tế cũng khẳng định sẽ tiếp tục phân tuyến điều trị với sự tham gia của các bệnh viện Trung ương đóng tại khu vực, tổ chức khám sàng lọc bệnh nhân tại cộng đồng và tiếp nhận, điều trị bệnh nhân tại Trạm y tế với sự hỗ trợ của tuyến trên.
Hiện không thấy các yếu tố chứng tỏ bệnh là bệnh truyền nhiễm (do vi rút, vi khuẩn) do không có hội chứng nhiễm trùng, xét nghiệm xác định các mẫu máu bị bệnh tại trường ĐH Nagasaki rồi so sánh với ngân hàng gen trên 240 loài vi rút, vi khuẩn cho thấy không có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Chưa tìm thấy bằng chứng về các mối nguy cơ do vi khuẩn, vi rút từ các mẫu xát nghiệm đất, nước, lương thực thực phẩm. Có nhiều cá thể ve, mò mạt, bọ chét trong môi trường và vật nuôi. Chưa có bằng chứng cho thấy bệnh nhiễm từ không khí, chưa tìm thấy bằng chứng nhiễm bệnh từ nguồn nước, không tìm thấy bằng chứng lây từ người sang người. Không phát hiện thấy hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm họ carbamate, chlor hữ u cơ, phosphor hữu cơ tổng hợp tại các mẫu đất, nước, gạo đã xét nghiệm... (Một số kết quả qua các đợt điều tra, khảo sát, đánh giá các mẫu xét nghiệm) |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?