Trong suốt nhiều năm kể từ sau lần mổ đẻ tại BVĐK huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), chị Hòa thường bị đau đầu, bụng, huyết áp cao.
BVĐK huyện Can Lộc - nơi các bác sĩ để 'quên' kim khâu trong bụng bệnh nhân |
Trong một lần đi chụp X-quang, chị Hòa choáng váng khi biết, dưới vết mổ cũ trong bụng có 1 chiếc kim khâu mà bác sĩ để "quên" 9 năm nay.
Gia đình càng bức xúc hơn bởi khi phát hiện ra sai sót, phía BVĐK huyện Can Lộc đã "chữa cháy" một cách rất vô tâm, đưa chị Hòa vào mổ để lấy kim ra mà chẳng hề cần một thủ tục nào. Không bệnh án, không cam kết mổ, không giấy ra viện…
9 năm "sống chung" với kim khâu
Hình ảnh chiếc kim khâu cong vút từ phim chụp X-quang của chị Hòa.
Vừa qua, báo chí nhận được phản ánh của anh Đậu Quốc Tiến (SN 1974, trú tại xóm Mỹ Yên, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) về sự tắc trách của các y, bác sĩ tại BVĐK huyện Can Lộc khi chữa bệnh cho vợ của anh là chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1980).
Theo anh Tiến, vào khoảng tháng 10/2005, lúc này chị Hòa có bầu được 6 tháng thì đột nhiên bị vỡ tử cung rồi được đưa vào BVĐK huyện Can Lộc để cấp cứu.
Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành mổ cho sản phụ. Kíp mổ chính gồm: ông Nguyễn Đức Ngọc - Phó GĐ BV, bác sĩ CKI; ông Nguyễn Phước Chung, trưởng khoa Sản cùng một vài nhận viên phụ giúp. Kết thúc ca mổ, chị Hòa được cứu sống còn cái thai thì không giữ được.
Được mọi người động viên, an ủi, sau một thời gian nằm điều trị, thấy chị Hòa đã ổn định, BV đồng ý để gia đình đưa chị về nhà cho tiện việc chăm sóc.
Tuy nhiên, từ sau khi vết mổ liền da, suốt nhiều năm qua, chị Hòa thường xuyên cảm thấy đau nhức trong người: đau đầu, đau bụng, đau lưng, kèm theo đó là huyết áp cao.
"Rất nhiều lần đang đi làm đồng, vì quá đau trong người nên tôi đành phải bỏ dở việc để về nhà nằm. Những ngày sau đó, cơn đau cứ kéo dài, tôi chẳng làm được việc gì", chị Hòa cho biết.
Thấy vợ bị các cơn đau hành hạnh liên tục, anh Tiến đã vay mượn tiền bạc rồi đưa vợ đi thăm khám khắp nơi. Từ bác sĩ tại các bệnh viện, phòng khám hay tới các thầy lang, từ thuốc tây tới thuốc bắc, châm cứu nhưng chỉ đỡ được vài ba ngày, bệnh lại tái phát.
Cơn đau kéo dài suốt 9 năm, từ một người phụ nữ khỏe mạnh, sức khỏe của chị Hòa yếu đi nhiều và thường xuyên phải "làm bạn" với những viên thuốc.
Không cần thủ tục, BV vẫn tự ý mổ
Chị Nguyễn Thị Hòa miêu tả khi nhìn thấy chiếc kim khâu mà bác sĩ cho xem.
Dù đã tới khám nhiều nơi nhưng vẫn không phát hiện được nguyên nhân chính gây ra những cơn đau cho vợ, ngày 4/11/2014, anh Tiến đã đưa chị Hòa vào BVĐK huyện Can Lộc để chụp X-quang.
Anh Tiến thông tin, khi nhận kết quả, bác sĩ phòng chụp nói hình như còn cái kim khâu trong bụng bệnh nhân, để chụp nghiêng mới kết luận chính xác được. Gia đình đã rất lo lắng.
Thế nhưng, để chắc chắn, ngày 5/11, anh Tiến lại đưa vợ ra BVĐK Cửa Đông (TP Vinh, Nghệ An) kiểm tra. Nhận kết quả phim chụp từ tay bác sĩ, anh Tiến và chị Hòa không tin vào mắt mình, hình ảnh một chiếc kim cong vút nằm ở vùng bụng chị Hòa.
"Tôi thực sự không biết vì sao chiếc kim khâu lại nằm trong bụng mình. Hơn nữa nó lại nằm ở chỗ vết thương mà trước đây các bác sĩ tại BVĐK Can Lộc tiến hành mổ. Nhìn phim chụp mà tôi sởn gai ốc", chị Nguyễn Thị Hòa nhớ lại.
Tới ngày 7/11, anh Tiến cùng với vợ đưa phim chụp lên BVĐK huyện Can Lộc hỏi lại. Sau khi trao đổi, bác sĩ Chung và bác sĩ Ngọc đã yêu cầu chị Hòa lên bàn mổ để tiến hành lấy chiếc kim mà các bác sĩ đã để "quên" suốt 9 năm qua trong bụng bệnh nhân.
Tuy nhiên, khi gia đình hỏi để làm thủ tục thì nhận được câu trả lời "Đây là mổ dịch vụ nên không cần thủ tục và cũng không… tốn tiền".
Lúc mổ, chị Hòa chỉ bị gây tê ở phần giữa người (nơi tiến hành mổ - trùng với vết mổ cũ) nên hầu hết các khi hành động của kíp trực chị vẫn biết. Và khi lấy chiếc kim - người bạn "bất đắc dĩ" với mình đã 9 năm ra ngoài, các bác sĩ vẫn cho chị Hòa nhìn thấy.
Anh Đậu Quốc Tiến - chồng chị Hòa phản ánh sự việc với PV.
"Chiếc kim đó cong cong như lưỡi câu cá, có độ dài chừng 3- 5 cm. Nghĩ tới đó thôi là cả người tôi ớn lạnh", chị Hòa rùng mình nói.
Sau khi lấy chiếc kim ra, bác sĩ Ngọc cho biết, chị Hòa chỉ cần uống thuốc kháng sinh thì sau một ngày có thể xuất viện. Tuy nhiên, vì người nhà không đồng ý nên BV đã để chị Hòa điều trị tại khoa Ngoại thêm 1 tuần. Trong thời gian này, chị Hòa được tiêm thuốc kháng sinh và truyền thêm 2 chai đạm.
Tới ngày thứ 7, khi bác sĩ cho chị Hòa xuất viện với lý do đã hết "phác đồ điều trị", gia đình đã xin BV giấy giám định sức khỏe với ý định về địa phương làm thủ tục hỗ trợ cho đối tượng mất sức lao động, thế nhưng phía BV nhất quyết không cho.
Cũng theo phản ánh của gia đình, kể từ khi mổ, lúc điều trị tới khi ra viện của chị Hòa, BV không làm bất kỳ́ một thủ tục, giấy tờ nào.
Chuyện kíp mổ của BVĐK huyện Can Lộc làm việc tắc trách khi để "quên" kim trong bụng bệnh nhân Nguyễn Thị Hòa suốt 9 năm là không thể chấp nhận được. Và nay, họ lại thêm 1 lần tắc trách khi "chữa cháy" một cách vô nguyên tắc.
Lãnh đạo BV ĐK Can Lộc đã thừa nhận những sai sót từ ca mổ 9 năm trước và việc chữa cháy ngày hôm nay không có hồ sơ là bởi “nghĩ đơn giản?!”
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%