Cứ mỗi tối, góc phố Phùng Hưng - Hãng Mã lại nhộn nhịp khách ra vào thưởng thức món miến trộn cua đầy ắp với giá cực mềm.
![]() |
Bát miến trộn đầy đặn với các nguyên liệu: đậu rán, thịt bò chần, giò tai, chả cá và gạch cua đồng |
Giữa "mê hồn trận" các quán miến trộn mọc lên như nấm ở Hà Nội, quán miến trộn cua Phùng Hưng vẫn được nhiều thực khách sành ăn đưa vào tầm ngắm mỗi khi đói bụng. Cũng bởi thế mà hầu như chiều tối muộn nào, dù con phố Phùng Hưng đã thưa vắng người qua lại thì quán nhỏ vẫn sáng đèn và tấp nập khách ra vào.
Chỉ bán hai loại đồ ăn là miến và bánh đa cua nên nồi nước đầy ăm ắp gạch cua đang sôi sùng sục là điểm dễ nhận ra nhất của quán. Thành phần của bát miến không quá đặc sắc, cũng chỉ ngần ấy nguyên liệu như rau muống, rau cần, giá, đậu rán, thịt bò chần, chả cá và giò tai nhưng thứ nào cũng được chế biến vừa đủ độ. Rau chần không quá nhừ còn thịt bò thì vừa đủ chín mềm. Nhưng nếu chỉ có vậy thì khó lòng được nhiều thực khách lưu luyến đến vậy.
"Vũ khí bí mật" của bát miến hấp dẫn này nằm chính ở thứ gạch cua nâu hồng, mềm mại mà rất đậm đà, lại không hề tanh. Khi trộn đều các nguyên liệu trong bát với nhau, hương vị bùi bùi, thơm sực của cua đồng cũng vẫn rất khó lẫn. Quán cũng không quá hào phóng cho bạn nhiều cua, thế nhưng, chỉ cần một chút điểm xuyết cũng khiến bát miến hấp dẫn hơn rất nhiều, "ăn đứt" các quán khác.
Gạch cua là điểm hấp dẫn nhất, khiến thực khách ăn một lần thì nhớ mãi.
Giữa trời đông giá buốt, ngồi nép mình vào một góc quán nhỏ, đưa lên miệng từng đũa miến trộn cùng thịt bò dai mềm, rau xanh thanh mát, giò tai, chả cá quyện cùng vị thơm ngậy của gạch cua đồng quả là tuyệt cú mèo. Tuy bán cả miến, bánh đa trộn và nước nhưng miến trộn cua cũng vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của thực khách đến quán bởi sợi miến mềm nhỏ, dễ ăn hơn bánh đa đỏ.
Mỗi bát trộn được bưng ra luôn kèm theo nước dùng nấu từ cua ngọt lịm và dưa chuột trộn dấm chua chua thanh thanh cho đỡ ngấy. Có lẽ do đông khách mà dưa chuột của quán phải muối liên tục nên rất tươi ngon và vừa miệng, không bị chua quá do lưu cữu lâu ngày. Trên mỗi bàn ăn luôn có một lọ lạc giã bùi bùi, thơm nức được bày sẵn, tùy theo khẩu vị, ai ăn tới đâu thì tự gia giảm nêm nếm tới đó.
Ngoài miến trộn, quán còn có bánh đa trộn, miến nước, bánh đa nước với đồng giá 25.000 đồng.
Bát miến cua ở đây luôn rất đầy đặn, đủ cho một bạn nam ăn no cho bữa tối, còn các bạn nữ khảnh ăn chắc sẽ phải cố gắng một chút mới hết. Khi tính tiền, khách ăn lần đầu còn không khỏi giật mình bởi mức giá khá dễ chịu: chỉ 25.000 đồng cho một bát trộn hoặc nước bất kỳ, ai ăn nhiều có thể yêu cầu lên 30.000 đồng. Với vị trí gần khu trung tâm và chất lượng món ăn khá ổn thì mức giá này thực sự rất đáng để quay trở lại.
Quán khá cũ, dựng trên nền ngôi nhà cổ, tường quét vôi xanh. Bên trong nhà có thể ngồi khoảng hơn chục người, nhưng nếu trời không quá lạnh thì đa số khách thích ngồi ngoài vỉa hè hơn, vừa quan sát xe vừa tận hưởng không khí thoáng mát của buổi tối. Quán ở địa chỉ 59A Phùng Hưng, ngay đoạn cắt phố Hàng Mã (Hà Nội).
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’
-
5 ngôi chùa đẹp, linh thiêng gần Hà Nội, ai chưa đi hãy nên thử một lần
-
Nơi sở hữu hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam là điểm đến tiết kiệm nhất châu Á 2025
-
Về Phú Thọ đừng bỏ lỡ 5 điểm du lịch này dịp Giỗ Tổ Hùng Vương




-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?