Mang nỗi niềm khát khao một đứa con ẵm bồng, nhiều lần xin nhận con nuôi không được, khiến người đàn bà nghèo ấy trở thành “mẹ mìn” bắt cóc trẻ em.
Chùa Bồ Đề, nơi xảy ra vụ bắt cóc |
Người ta ở cái tuổi ấy có khi đã có cháu, thiếu phụ Ngô Thị Quý (SN 1966, thôn Giao Tác, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn chưa một lần làm mẹ dù đã qua vài lần đò. Mang nỗi niềm khát khao một đứa con ẵm bồng, nhiều lần xin nhận con nuôi không được, khiến người đàn bà nghèo ấy trở thành “mẹ mìn” bắt cóc trẻ em.
Xin không được thì… bắt cóc
Chùa Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội) lâu nay vẫn được biết đến là nơi nhận chăm sóc, nuôi dưỡng nhiều cháu bé bị bố mẹ bỏ rơi hay có hoàn cảnh khó khăn. Buổi chiều ngày 27/4/2013, chùa Bồ Đề bỗng náo loạn bởi một đứa trẻ 5 tháng tuổi đang được nhà chùa nuôi dưỡng bỗng nhiên bỗng nhiên mất tích. Một người phục vụ chùa đã khẳng định đã nhờ một phụ nữ bế hộ đứa bé khi chị đang dở việc trong bếp. Lúc quay trở ra không thấy người phụ nữ kia và đứa trẻ đâu nữa. Người trong chùa vội nháo nhác chia nhau đi tìm. Ni sư Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Bồ Đề cũng đến trụ sở công an phường Bồ Đề trình báo sự việc.
Nhận định đã có một vụ bắt cóc trẻ em, cảnh sát lập tức cử lực lượng chia nhau tỏa đi nhiều hướng, truy tìm tung tích người bí ẩn. Rất nhanh chóng cách chùa khoảng 1km, lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ một đối tượng khả nghi đang bế một đứa trẻ cuốc bộ chạy trốn.
Tại cơ quan công an, đối tượng khai tên Ngô Thị Quý (SN 1966, thôn Giao Tác, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội), đã nhiều lần đến chùa cúng lễ, biết trong chùa cưu mang nhiều đứa trẻ vô thừa nhận. Do luôn khao khát có một đứa con, người này có ý định tới chùa để xin con nuôi. Tuy nhiên, khi đối tượng đề đạt nguyện vọng này, nhà chùa không đồng ý.
Ngày 27/4, Quý bắt xe bus từ nhà ra bến xe Gia Lâm, sau đó đi bộ vào chùa Bồ Đề. Loanh quanh trong sân chùa, đối tượng nảy sinh ý định bắt cóc trẻ. Lợi dụng lúc người trong chùa nhờ trông hộ đứa trẻ, quan sát không có ái để ý, Quý nhanh chóng bế đứa bé rời khỏi chùa. Tuy nhiên, vì không có một xu trong túi nên khi bế đứa bé bỏ trốn, Quý chỉ có thể đi bộ chứ không gọi xe ôm hay đi xe bus được.
Theo một số người làm việc trong chùa, người phụ nữ này đã có mặt từ lúc sáng sớm, suốt cả buổi cứ lang thăng khắp nơi. Chị ta trông khá quen vì đã đến chùa nhiều lần, lại có dáng vẻ khắc khổ, đáng thương nên không ai để ý, nghi ngờ. Vì thế khi bận việc, người trông trẻ còn nhờ người ta bế hộ đứa bé. Khi xong việc quay ra, không thấy người phụ nữ đó đâu, người trông trẻ vẫn chị ta bế đứa bé đi chơi loanh quanh đâu đó. Chỉ đến khi tìm mọi ngóc ngách không thấy, người trong chùa mới tá hỏa nghĩ ra người phụ nữ kia đã bắt cóc đứa bé.
Làm việc với cơ quan chức năng, được biết công an phường Bồ Đề đã chuyển hồ sơ vụ việc và đối tượng lên công an quận Long Biên tiếp tục điều tra, xử lý theo luật định.
Ngô Thị Quý thời điểm bị giữ tại CAP Bồ Đề
Đáng thương hơn đáng giận
Tìm về địa phương nơi đối tượng đang sinh sống, người dân nơi đây khá ngạc nhiên khi Quý bị công an bắt giữ. Đến khi biết nguyên nhân vụ việc, nhiều người “À” lên như hiểu ra chuyện gì xảy ra trước đó.
Theo tìm hiểu, Quý là con út trong một gia đình có bốn anh em. Gia đình nghèo khó, người phụ nữ này chả được ăn học đàng hoàng, chỉ ở nhà làm ruộng hoặc làm một số việc vặt để mưu sinh. Đến tuổi lập gia đình, Quý lấy chồng là người cùng quê. Ăn ở với nhau chẳng được bao lâu, người chồng ruồng rẫy, đuổi vợ về nhà với lý do “đã hâm, lại còn keo kiệt”. Người dân nói, trong khoảng thời gian đó Quý đã có thai nhưng không giữ được, nên người chồng càng có cớ ruồng bỏ.
Sống trong căn nhà tồi tàn bố mẹ để lại, trừ những ngày mùa, người phụ nữ này chỉ nhặt nhạnh phế liệu bán lấy tiền sinh sống. Theo người dân địa phương, đầu óc Quý “có vấn đề”, không được khôn ngoan như người bình thường. Gặp người đàn ông nào “ưng mắt”, có ý với mình, chị sẵn sàng theo về sống như vợ chồng, chẳng cần đăng ký kết hôn, chẳng cần cưới hỏi. Tuy nhiên, những người đàn ông chung sống với Quý một thời gian, biết Quý không thể có con, lại thêm tính tình “không bình thường”, thì đều nhanh chóng “dứt áo ra đi”.
Một người cho biết: “Tính tình nó lạ lắm, lầm lì, ít nói chuyện với mọi người. Cứ ra ngoài là nó bịt khăn kín mít, chỉ chừa có hai con mắt, mặt cứ cúi gằm xuống”. Người dân nơi đây đều biết Quý không thể có con, nên khi nghe chuyện chị đến chùa bắt cóc trẻ em, ai cũng ái ngại, biện minh hộ người phụ nữ đáng thương: “Có lẽ tại nó thèm con quá thôi, bao nhiêu lần mang thai lại không giữ được, phụ nữ đến tầm tuổi ấy mà không có gia đình, con cái gì đôi khi nghĩ quẩn làm liều. Tội nghiệp…”.
Kiểm chứng thông tin tại nhà đối tượng, người thân khẳng định đúng là Quý không thể có con. Trong các cuộc tình thoáng qua với vài người đàn ông, cũng có lúc Quý có thai nhưng không hiểu sao đều bị sảy. Chỉ có một thân một mình, gia cảnh lại nghèo, chị cũng chẳng đi khám để xem bản thân làm sao.
Người nhà Quý cũng cho biết, lâu nay chị vẫn có ý định xin một đứa con nuôi, nhưng 5 lần bảy lượt đi xin đều không được. Trong năm 2012, biết chùa Bồ Đề nuôi dưỡng nhiều đứa trẻ bị bỏ rơi, Quý có đến xin con nuôi nhưng nhà chùa không đồng ý. Người đàn bà khốn khổ lại lặn lội lên một số bệnh viện ở Hà Nội mà không ở đâu chấp nhận.
Người cháu dâu chị Quý chia sẻ: “Số cô ấy khổ về đường con cái hay sao ấy, đẻ không được mà xin cũng chả xong. Điều đó khiến tính khí cô ấy thất thường, nhiều lúc như bị trầm cảm. Có lẽ không chịu nổi cảnh sống quạnh quẽ một thân một mình nên cô ấy mới làm vậy, chứ không có ý gì xấu cả. Mong cơ quan chức năng xem xét giảm nhẹ tội cho cô tôi”.
Nhà chùa không muốn làm to chuyện? Khi PV tới chùa Bồ Đề xác minh vụ việc, hầu hết mọi người trong chùa từ sư thầy tới các sư bác, cả những người chịu trách nhiệm trông trẻ đều cho rằng: “Không có chuyện bắt cóc gì hết, chỉ là một bà vãi trong chùa bế đi chơi, người trong chùa tưởng cháu bị mất tích nên mới báo chính quyền. Tất cả chỉ là hiểu lầm thôi”. Tuy nhiên, khi nghe phóng viên nêu tên tuổi đối tượng, đưa ra những dẫn chứng đã làm việc với công an, nhà chùa lại nói: “Cái đó phải hỏi sư thầy, chúng tôi nói năng lung tung lại bị sư thầy mắng”. Sự lảng tránh không muốn cung cấp của nhà chùa được người dân quanh đó giải thích: “Có lẽ nhà chùa thương người, không muốn làm to chuyện”. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%