Anh Ủy, sống ở huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đã dẫn vợ mình là chị Thơm đi thi tốt nghiệp năm nay.
|
Vợ vào phòng thi, anh Ủy (28 tuổi, trú xã A Đớt, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) phải bồng đứa con nhỏ 1 tuổi đầu lòng dỗ dành cho con khỏi khóc. Nhìn cảnh người cha dỗ dành đứa con trai mới hơn 1 năm tuổi, nhiều người thấy thương tình nên cho thêm cháu bé ít sữa, bánh trái.
Em bé Phan Thanh Linh tuy mới tròn 1 năm tuổi nhưng rất quậy phá, huơ tay huơ chân và nhìn vào trường thi liên tục, nơi có mẹ đang miệt mài làm bài thi. Người cha thì mệt bở hơi tai vì đứa con hiếu động, hết bế, nựng, bồng đi quanh vỉa hè trước trường THPT Hai Bà Trưng, TP. Huế (nơi vợ thi) rồi quanh sang dỗ dành nói ngọt, nhưng bé Linh vẫn kêu la.
Anh Ủy bồng đứa con 1 tuổi đợi vợ ngoài trường thi Hai Bà Trưng sáng 2/6/2012.
Anh dõi mắt vào phòng thi nơi người vợ yêu đang miệt mài với các con chữ, đứa con anh thì vẫn quậy tưng bừng với cha khi không có mẹ bên cạnh.
Phải đến khi người mẹ ra khỏi phòng thi, thằng cu mắt sáng lên, lao vào lòng mẹ, miệng nói bập bẹ. Chị Kê Thị Thơm (26 tuổi, vợ anh Ủy) quệt vội mồ hôi trên trán và nhìn cười chồng nói bằng tiếng dân tộc nghĩa là: “Anh có mệt không? Để em lo cho con nhé”.
"Anh và con có khỏe không" - chị Thơm hỏi chồng.
Bé Linh nhớ mẹ, vội vàng nhoài sang mẹ đòi bế.
Chị Thơm cho biết năm 2011, chị đăng ký thi tốt nghiệp nhưng vì sinh bé Linh là con đầu lòng nên sau đó phải bảo lưu, chờ năm nay thi. Bận giữ con nên cái tay của chị cứng đi, đến nỗi buổi thi sáng 2/6, môn Văn phải viết nhiều chữ nhưng chị viết không được tốt lắm vì tay đau.“Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là em thấy khó nhất, còn lại 2 câu sau em đều làm được nhưng có lẽ cũng không tốt lắm. Bài em học tủ thì không trúng nên cũng hơi buồn chút chút. Mấy anh em người Kinh trong phòng cũng tốt lắm, phút cuối cho em chép bài một ít nhưng em ngại quá nên không chép. Thầy cô giám thị trong phòng cũng nghiêm và căng thẳng lắm làm em run cả người.” - chị Thơm tâm sự.
Qua trò chuyện thì được biết hai anh chị thuê phòng trọ ở gần trường thi và may mắn được một bà chủ nhà tốt bụng cho ở nhờ mà không lấy tiền, chỉ tốn tiền ăn cơm bụi, mua nước uống và trái cây, sữa cho bé Linh, phần còn lại để dành đi xe lên A Lưới khi thi xong. Ở quê, anh đi làm thuê công nhân, chị đi học ở trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện, khi học về thì ở nhà làm ruộng. Đời sống tuy còn nhiều khó khăn nhưng chị vẫn quyết tâm học để lấy cho được tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 nhằm sau này có nhiều cơ hội tìm việc cho đỡ khổ.
Khi phóng viên chúc chị Thơm thi tốt và đỗ tốt nghiệp, chị cười nói “Cảm ơn chú, người Kinh tốt lắm. Chị đi đây, trưa nay phải về cho thằng cu nó bú không thì nó đói. Chị sẽ cố gắng thi cho đỗ”.
Hai anh chị trên đường về quán cơm bụi. Dù có con nhỏ, nhà lại xa xôi, chị Thơm vẫn gắng vượt khó trong học tập.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%