Bà cầm cái dép ném vù vào mặt chị và chửi "đồ con đĩ, con trai tao đi vắng chúng mày dẫn nhau về đây làm loạn nhà tao à..."
Lần đầu tiên nghe bà nói với mình như nói với một đứa con thực sự, chị rưng rưng. (Ảnh minh họa). |
Đỉnh điểm của mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu xảy ra là trong lúc chồng chị đang đi học ở nước ngoài, hai đứa con nhỏ cùng ốm một lúc, đứa lớn nằm viện phải có mẹ 24/24 giờ, đứa bé nhẹ hơn ở nhà. Bà nội không giúp được, chị phải nhờ đến bà ngoại đến giúp đỡ. Nhưng mẹ chồng chị không hề nể nang thông gia, nói cạnh nói khóe chê thông gia nhà quê và luôn mồm nói con dâu thế này con dâu thế khác.
Lâu nay chị vốn rất nhịn mẹ chồng nhưng đến khi thấy bà xúc phạm cả mẹ đẻ mình thì chị không chịu nổi nữa. Chị thẳng thắn đề nghị bà phải tôn trọng mẹ chị thì bà cầm cái dép ném vù vào mặt chị và chửi: "đồ con đĩ, con trai tao đi vắng chúng mày dẫn nhau về đây làm loạn nhà tao à...". Như giọt nước tràn ly, chị không nói nửa lời, thu dọn hành lý của mấy mẹ con ra ngoài thuê nhà ở.
Những ngày này chị đang rất bối rối, nếu chị quay về nhà lúc này thì mẹ chồng chị sẽ vẫn giữ nguyên thái độ đối xử như trước đây, nếu chị không quay về thì tình cảm vợ chồng chị có nguy cơ tan vỡ vì chồng chị cũng rất thương mẹ. Sau một hồi trò chuyện, gỡ bỏ được những ấm ức trong lòng, giờ chị đang không biết phải làm sao để bảo toàn hạnh phúc gia đình. Nhìn vẻ mặt, ánh mắt chị, tôi hiểu chị đang rất đau khổ, yếu đuối và mất phương hướng. Chị không ghét bỏ mẹ chồng, chỉ mong bà đừng nghiệt ngã với chị để cho cuộc sống gia đình đỡ nặng nề, căng thẳng.
Tìm sự giúp đỡ của "giặc bên ngô"
Lâu nay, chuyện gia đình chị chỉ cay đắng gánh chịu một mình, ngoài chồng là người hiểu chuyện chị không hề chia sẻ với ai. Chưa bao giờ chị nghĩ đến việc sẽ kể mọi chuyện về mẹ chồng với các chị chồng hay bất kỳ ai trong họ hàng vì giữ ý. Sau khi chia sẻ với nhà tư vấn, được cởi bỏ những vấn để mâu thuẫn gia đình, chị có cái nhìn rộng lượng hơn về mẹ chồng và lần đầu tiên chị nghĩ đến việc sẽ tâm sự với các chị gái chồng về mẹ để tìm hướng giải quyết các vấn để gia đình. Các chị gái chồng đều là người có học thức, có giao lưu xã hội và cũng đều đi làm dâu nên có thể hiểu và thông cảm với nỗi khổ của chị.
Thật bất ngờ, sau nhiều buổi nói chuyện trong nước mắt, lần này chị gọi điện cho nhà tư vấn với giọng nói vui vẻ hẳn lên. Chị kể rằng sau khi chị tìm đến các chị gái chồng, chia sẻ hết những gì từ trước đến nay trong cuộc sống gia đình, các chị gái chồng không tỏ thái độ bênh em dâu hay bênh mẹ mà chỉ nói với chị: "Sao đến giờ mợ mới nói? Lâu nay các chị không muốn tham gia chuyện gia đình vì ở xa không hiểu hết chuyện, cũng không muốn mang tiếng là "giặc bên ngô'"'.
Và việc đầu tiên mà chị gái cả của chồng làm để cải thiện mối quan hệ giữa chị với mẹ chồng là chị đón bà về nhà chị chơi. Hết đi chơi nhà con gái cả rồi đến thăm cháu nhà con gái thứ hai, thứ ba, thời gian hàng tháng. Lần đầu tiên bà đi chơi xa và lâu đến thế. Không biết các chị gái đã nói những gì, đã phân tích những gì nhưng ngay sau khi từ nhà con gái về, bà gọi ba mẹ con chị trở về nhà, không được sống ở ngoài nữa kẻo khổ cháu bà.
Chị phân vân chưa biết nghĩ sao thì chị gái chồng gọi điện bảo: "Mợ về nhà ở với bà, từ nay mấy mẹ con không ăn riêng nữa, bà đang có bệnh, cần sự chăm sóc của con cháu". Suy nghĩ rất nhiều rồi chị cũng dắt con trở về nhà. Bà không tỏ thái độ khó chịu với chị như mọi khi, chỉ bảo "mẹ mày nấu cái gì mềm mềm cho bà ăn nữa.."
Lần đầu tiên nghe bà nói với mình như nói với một đứa con thực sự, chị rưng rưng.
Từ hôm đó, chiều nào bà cũng đi bộ, ăn cơm tối xong là về phòng đọc kinh. Nhịp sống trở nên êm ả, nhẹ nhàng. Hai đứa cháu thấy bà không mắng mẹ nữa thì yêu quý bà và gần gũi bà hơn, chúng nhổ tóc sâu, đấm lưng, kể chuyện trường chuyện lớp cho bà nghe. Bà cháu quây quần vui vẻ, chị cũng thấy bình yên để làm mọi việc trong gia đình mà không cảm thấy nặng nề, mệt mỏi.
Chị chợt nhận ra điều giản dị lớn lao mà lâu nay chị không nghĩ đến, "đó là mẹ chồng chị rất cô đơn. Càng cô đơn, bà càng yêu con trai, ghét con dâu. Con gái ở xa, bà không có người tin cậy chia sẻ, bà không chơi với ai nên suy nghĩ càng quẩn quanh. Sau thời gian 1 tháng được đi "vi hành", được con gái lắng nghe chia sẻ, được phân tích đúng sai, bà bình tĩnh nhận ra những điều vô lý của mình. Đặc biệt hơn nữa, bà được chứng kiến cảnh làm dâu của con gái mình vui vẻ, hạnh phúc, thông gia yêu con quý cháu nên bà cảm thấy ngượng ngập với bản thân. Được thông gia tặng cho những cuốn kinh Phật, bà đọc càng đọc càng thấy hay, thấy ý nghĩa và thấy những điều Phật dạy giúp người ta hướng thiện hơn. Trở về nhà bà bỗng thay đổi rất nhiều.
Cuộc đời người phụ nữ như hạt mưa sa, hạnh phúc hay bất hạnh của đời họ đôi khi không phụ thuộc vào việc họ lấy được người chồng tốt hay xấu mà lại phụ thuộc vào văn hóa ứng xử, lối sống của những người thân xung quanh họ. Để cuộc sống của mỗi người trong mỗi gia đình được hạnh phúc, cần lắm tấm lòng nhân ái, sự rộng lượng, bao dung của mỗi thành viện sống trong đó, cái gốc vẫn là đức tính nhân hậu.
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Yêu và Sống và Kết nối. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%