Trên người bệnh nhân chi chít vết thương từ việc đốt ngải, châm hương. Bệnh nhân có thể mất mạng vì thầy không biết huyệt.
Cẩn thận tiền mất tật mạng vì thầy “phù thủy” . (Ảnh minh họa) |
Mặc dù các thầy “phù thủy” hết lời khen ngợi về “bí kíp” chữa bệnh đặc biệt này nhưng chúng tôi không khỏi nghi ngờ. Nói chuyện với chúng tôi, một người dân tại Bã Chẽ kể về trường hợp ông Đường Văn Bảo, thôn Khe Mò, xã Bắc Lãng (Đình Lập – Lạng Sơn). Người đàn ông này bị ung thư gan, bụng sưng to và cứng. Nghe thấy sự “thầy kỳ của “bùa ngải”, gia đình ông đã mời một thầy đốt ngải nổi tiếng ở Đầm Hà, Quảng Ninh ra tay giúp đỡ. Sau khi đốt lần một, ông Bảo thấy bệnh đỡ hơn, ăn cháo. Được đà, thầy thuốc đốt đến lần thứ hai, thứ ba và thứ …“n”. Tuy nhiên, những lần đốt sau đó, căn bệnh của ông ngày càng trầm trọng. Trên người ông chi chít những vết châm hương. Thậm chí, vì những huyệt này rất nhạy cảm với nhiệt độ nên việc tác động hơi nóng trực tiếp đã đốt cháy hết các mạch máu và các huyệt dẫn đến gan khô. Khi người nhà của ông đưa xuống bệnh viện thì sự việc đã quá muộn.
Nói chuyện với chúng tôi, ông Phương cũng thừa nhận rằng, nhiều bệnh nhân thêm bệnh vì gặp phải có những thầy thuốc “giả”. Họ không được học về các huyệt trên cơ thể mà vẫn hành nghề. Những người này mày mò chữa bệnh nên gây ra những hiện tượng đau thương như vậy. Tuy nhiên do một số ca chữa bằng cách bấm huyệt của một số thầy lang không biết về huyệt đạo đã làm mất uy tín về phương pháp chữa bệnh này.
Theo lời thầy chuyên đốt ngải nổi tiếng Lưu Văn Bảy, ở Ngã Ba Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh), có những huyệt không được đốt là huyệt cấm khẩu (khu vực xung quang miệng trở xuống), huyệt nóng (phân bố khắp các vùng cơ thể). Vì nó sẽ làm cho bệnh nhân nó sẽ làm cho bệnh nhân nóng như lửa đốt, mất nước và rất nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài các huyệt trên, các thầy đốt ngải có một quy định không được đốt ở huyệt gập dưới khửu gối. Bởi vì đây là huyệt rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến tê liệt hay thần kinh.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Hải, chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ cho biết: “Đốt ngải” là bài thuốc bí truyền của vùng Đông Bắc. Đây là bài thuốc bí truyền lâu đời của dân tộc ở địa phương. Hiện nay có trên dưới mười thầy đốt ngải, nhưng điều không có giấy phép hành nghề. Người dân ốm đau, tự tìm đến nhờ các thầy mới chữa trị chứ không thông qua chính quyền. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhiều thầy lang chưa có kinh nghiệm, chưa có kiến thức về huyệt đạo, tự học, tùy tiện chữa bệnh nên châm không chuẩn. Việc làm này dẫn đến tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%