Các vụ tai biến khiến sản phụ và trẻ sơ sinh liên tiếp tử vong không thể là chuyện “vô tình”, “ngẫu nhiên” như giải thích của một số lãnh đạo thuộc Bộ Y tế. Nhiều người trong ngành khẳng định, còn nguyên nhân khác và nó sẽ còn gây hậu quả nặng nề hơn.
|
Hậu quả của một “lỗ hổng lớn”
Sau khi mở diễn đàn về các tai biến sản khoa, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi của Tiến sĩ, bác sỹ Trần Thị Hoa, Giám đốc điều hành dự án Khu liên hợp bệnh viện CHI tại huyện Đông Anh, Hà Nội) bày tỏ quan điểm về thực trạng các tai biến sản khoa dồn dập xảy ra trong thời gian qua.
Trao đổi với PV bà Hoa cho biết những lý giải của Bộ Y tế cho rằng việc các tai biến sản khoa xảy ra dồn dập trong thời gian qua là “ngẫu nhiên” là lời giải thích không thuyết phục, không thỏa đáng.
Theo BS Hoa, tai biến sản khoa xảy ra "ngẫu nhiên" là lời giải thích không thuyết phục. (Ảnh minh họa)
“Chương trình Chăm sóc Sản khoa /Làm mẹ An toàn do WHO/UNICEF/UNPFA khởi xướng tại nhiều quốc gia ở Á và Phi bắt đầu từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ XX đã mai một nhiều ở Việt Nam.
Sự mai một này kết hợp với hậu quả của việc đào tạo đội ngũ bác sỹ không đảm bảo về trình độ chuyên môn và y đức kém trong suốt một thời gian dài đã đến lúc gây ra hậu quả. Người trả giá cho những hậu quả này chính là những người bệnh ”, bà Hoa nhấn mạnh.
Từ đây, bà Hoa đưa ra nhận định: “Thực trạng này sẽ gây ra hậu quả lâu dài và trong thời gian tới sẽ còn nhiều sản phụ gặp tai biến, tử vong”.
Có thể ngăn chặn tối đa tai biến
Bà Hoa phân tích: Qua nhiều nghiên cứu, các chuyên gia của WHO và UNICEF kết luận, không có gì là huyền bí để không biết được lí do tại sao phụ nữ chết trong lúc sinh.
Họ khẳng định rằng, có thể ngăn chặn tối đa các tai biến này cũng như có thể hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong mẹ và em bé với điều kiện phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai được tiếp cận được dịch vụ Chăm sóc Sản khoa đúng cách. Trong công trình nghiên cứu của họ cũng đã chỉ ra xấp xỉ 80% tử vong mẹ có thể cứu sống nếu phụ nữ có tai biến sản khoa mà được BS phát hiện sớm và xử trí kịp thời.
Những động thái tích cực này đã thực sự diễn ra trong thời kỳ mà chương trình chăm sóc sản khoa/Làm mẹ an toàn ở vào thời điểm “sôi nổi”. Kết quả mà nó mang lại thật ngoạn mục, giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh một cách rõ rệt.
Tai biến sản khoa có thể được ngăn chặn tối đa (Ảnh minh họa)
Ở Việt Nam, các Tổ chức trên cũng đã hỗ trợ để Bộ Y tế triển khai, Chương trình rộ lên vào những năm của thập niên 90. Các công trình nghiên cứu cho thấy tỉ số tử vong mẹ từ 260/100.000 (NCPFP>Z, 1990) đã giảm xuống 160/100.000 (UNFPA, 1996) và còn 69/100.000 lần sinh sống (UNICEF, 2006-2010).
Theo ước tính của WHO trong khoảng thời gian 1990 - 2010 thì tỉ số tử vong mẹ trung bình ở Đông Nam Á là 190/100.000 trong khi Việt Nam ta chỉ có 69/100.000.
Tuy nhiên, thực trạng bà mẹ và trẻ sơ sinh tử vong trong vòng một tháng qua gợi ra rằng, phải chăng Chương trình chăm sóc Sản khoa đã bị mai một nhiều.
Đừng đợi báo cáo! - Không sinh con quá sớm hoặc quá muộn (dưới 20 hoặc trên 40 tuổi); - Đảm bảo cả hai vợ chồng đều khỏe mạnh trước khi có ý định sinh con; - Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng; Tránh làm việc nặng và không lo lắng căng thẳng; - Đăng kí chăm sóc thai sản tại các cơ sở y tế ngay từ khi nghĩ là có thai và thực hiện Chăm sóc Sản khoa định kỳ theo lời dặn của cán bộ y tế. (Lời khuyên của WHO và UNICEF) |
Bà Hoa cho rằng, không nên kéo dài thời gian để tìm ra nguyên nhân và mổ xẻ lỗi do ai. Thay vào đó, cần tập trung cao độ và khẩn cấp khắc phục tình hình trầm trọng này mang tính vĩ mô và bền vững gồm 4 giải pháp làm đồng bộ.
Củng cố hệ thống chăm sóc sản khoa đã có. Theo bà Hoa, chúng ta nên thiết lập lại chương trình Chăm sóc Sản khoa/Làm mẹ An toàn phủ khắp trong cả nước.
Từ thập niên 90, UNFPA/UNICEF đã giúp nước ta xây dựng chương trình đào tạo và đào tạo nguồn cán bộ y tế, có cả tài trợ thiết bị y tế cho lĩnh vực này rất quý. Mặc dù chương trình đã cách đây vài chục năm nhưng cho tới thời điểm này thì nội dung của nó do WHO tái bản gần đây về nguyên tắc là không có gì thay đổi.
Các chuyên gia chỉ khuyên rằng mỗi nước nên điều chỉnh một chút sao cho sát hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội mà thôi.
Sáng kiến này không đòi hỏi cao siêu về mặt học thuật y khoa và chi phí cao. Nói cách khác, nó là Chương trình Chăm sóc Sản khoa Ban đầu vừa dễ thực hiện và giá thấp.
Nội dung chương trình đào tạo có thể hình dung gồm: Kiến thức và thực hành về Chăm sóc Bà mẹ và thai nhi trong suốt thời kỳ mang thai trong lúc sinh và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong tháng đầu sau sinh; Kiến thức và thực hành về Chăm sóc Sản khoa Cấp cứu Tòan diện: Xử trí các tai biến sản khoa bào gồm cả sơ cứu và cấp cứu toàn diện; Khả năng nhận biết (chẩn đoán), xác định và đánh giá tình hình sản phụ để chuyển tuyến trên kịp thời. Đầu tư cả cán bộ y tế lẫn trang thiết bị hỗ trợ cho việc sơ cứu và xử trí toàn diện các trường hợp sản phụ có tai biến sản khoa cho những cở sở y tế đã có sẵn mà gần dân nhất và thuận tiện về giao thông. |
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Tin vui: BHXH sẽ trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp vào trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?