Từ một cậu bé bất hạnh từng bị vợ chồng chủ trại tôm hành hạ dã man như thời trung cổ, Hào Anh đã trở thành kẻ ăn chơi không tiếc tay, thậm chí đuổi cả mẹ ruột ra đường.
Lý do khiến Hào Anh từ nạn nhân trở thành tội đồ |
Trao đổi với phóng viên về câu hỏi trên, Nhà nghiên cứu tâm lý Phan Văn Sơn cho biết, ông không tỏ ra bất ngờ trước thông tin Nguyễn Hoàng Anh (Hào Anh) có hành động đuổi bố mẹ ra đường và mới đây đã bị xử phạt hành chính về hành vi “Buộc các thành viên trong gia đình rời khỏi chỗ ở hợp pháp của họ” theo khoản 1, điều 57, nghị định 167 về lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình.
Theo lời ông Sơn, như thông tin báo chí đăng tải Hào Anh đã dùng số tiền từ thiện để ăn chơi, mua đến 4 chiếc xe máy, đập gần chục chiếc điện thoại iphone và suốt ngày lo chuyện yêu đương với bạn gái hơn 2 tuổi quả là điều đáng buồn.
Ngược dòng 4 năm về trước, khi Hào Anh cặp vợ chồng chủ đầm tôm ngược đãi thậm tệ, sau khi được đăng tải trên báo chí đã được nhiều người quan tâm, hỗ trợ. Số tiền đóng góp cho Hào Anh tăng dần, thậm chí lên đến gần 1 tỷ đồng.
Bao người rơi nước mắt khi nhìn những hình ảnh Hào Anh bị bạo hành năm 14 tuổi.
“Người Việt Nam thường giàu tình thương. Tuy nhiên, họ chỉ nghĩ cho Hào Anh nhiều tiền cuộc sống của cháu sẽ tốt lên mà không nghĩ đến việc cháu sẽ dùng số tiền ấy làm gì và sống ra sao. Những người có lòng hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ Hào Anh về kinh tế là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên họ chỉ cho Hào Anh con cá mà không có cần câu. Thậm chí, không dạy cậu ta phải chế biến con cá ấy để ăn như thế nào.
Để rồi không có sự chia sẻ, sự rèn rũa Hào Anh đã trở về lối sống bản năng, thích thể hiện, thích khám phá và coi việc người hảo tâm ủng hộ tiền như trách nhiệm họ phải làm”, Nhà nghiên cứu tâm lý Phan Văn Sơn bày tỏ.
Ông Sơn cũng cho rằng, để xảy ra sự việc này người mẹ của Hào Anh cũng có phần đáng trách. Bởi lẽ, bản thân người mẹ từ đầu đã không có trách nhiệm trong việc ứng xử của con cái trước số tiền ủng hộ. Rồi người mẹ đã chia sẻ, dạy dỗ Hào Anh như thế nào để cậu bé lành được vết thương tinh thần mà ngày trước đã phải hứng chịu ở “địa ngục trần gian”?. Đó là chưa kể Hào Anh đã từng bị nhiều người nghi oan ăn trộm, nghi là kẻ xấu dẫn đến bị thiếu niềm tin, lối sống lệch lạc .
Việc các nhà hảo tâm cho Hào Anh “con cá” là rất quý nhưng phải nghĩ đến việc cho cậu bé chiếc “cần câu”.
“Theo thông tin tôi mới đọc được qua báo chí, ngày 4/9, cậu bé Hào Anh đã về nhà cùng bố mẹ và biết xin lỗi về việc làm sai của mình. Cá nhân tôi cho rằng xã hội cần có cái nhìn đồng cảm về vấn đề này. Hãy dạy cho cậu bé biết hướng thiện, biết yêu thương và nhận thức được việc đúng sai. Ban ngành chức năng từ chuyên viên xã hội, từ cán bộ xã – phường đến các đoàn thể… cần có sự quan tâm hơn đến Hào Anh để cháu bé hiểu được ý nghĩa của giá trị cuộc sống cũng như câu nói “nhất nghệ tinh – nhất thân vinh”.
Sau khi bị xử phạt hành chính vì hành vi ngược đãi cha mẹ, Hào Anh đã biết xin lỗi mọi người và hứa sẽ sống tốt.
Cùng bàn về vấn đề này, TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội chia sẻ: “Một đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực thì nguy cơ có hành vi bạo lực sẽ lớn hơn những đứa trẻ khác. Rõ ràng chúng ta đã có giúp đỡ nhưng lại không tới nơi tới chốn. Những đứa trẻ bình thường nhưng tới trưởng thành mà không có công ăn việc làm, không được định hướng cũng rất dễ dính vào tệ nạn xã hội huống chi một đứa trẻ không được học hành, đã trải qua trải nghiệm bạo lực bị sang chấn tâm lý thì lẽ ra cần phải được cộng đồng quan tâm nhiều hơn”, TS Hồng nói.
Nhắc lại câu chuyện 4 năm về trước, ngay sau khi thông tin Hào Anh được báo chí phản ánh, rất nhiều nhà hảo tâm gửi tiền hỗ trợ mong em có cuộc sống tốt đẹp, TS Khuất Thu Hồng nhấn mạnh rằng: Cần phân biệt rõ trách nhiệm của những người hảo tâm với mạng lưới cơ quan hữu quan, tổ chức bảo trợ trong cộng đồng. Cách giúp đỡ của những nhà hảo tâm dành cho Hào Anh không có lỗi gì. Trách nhiệm phần còn lại thuộc về những cơ quan có chức năng giáo dục, hỗ trợ trẻ em cần có những hình thức hỗ trợ như thế nào để giải quyết vấn đề sang chấn tâm lý, công ăn việc làm… Cần phải có hình thức theo dõi hỗ trợ lâu dài chứ không phải chuyển một cục tiền cho nạn nhân rồi muốn làm gì thì làm.
TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội.
Hỗ trợ không chỉ diễn ra tại thời điểm người ta có vấn đề mà phải bằng cả quá trình. Ví như hỗ trợ phụ nữ bị bạo hành, nếu không làm tới nơi tới chốn thì họ còn bị chồng đánh nhiều hơn. Hỗ trợ cũng không phải chỉ bằng tiền, mà còn phải hỗ trợ về cuộc sống phương kế sinh nhai ổn định tương lai lâu dài.
“Không phải đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực thì khi trưởng thành chúng cũng sẽ có hành vi ngược đãi với những người xung quanh bởi cuộc sống con người diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố cá nhân và xã hội. Có nhiều người tuổi thơ phải sống trong hoàn cảnh cay đắng cơ cực nhưng lớn lên đâu có phải ai cũng trở thành kẻ cướp của giết người? Có ý chí vươn lên cộng thêm sự hỗ trợ giúp đỡ của xã hội chắc chắn người đó sẽ thay đổi cuộc sống của mình. Đối với Hào Anh, ngay lúc này, dù đã muộn song em vẫn cần có dịch vụ tâm lý hỗ trợ, định hướng, nhất định em sẽ thay đổi”, TS Khuất Thu Hồng nói thêm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?