Hàng loạt trang Facebook mang tên Daniel Akmal, một trong những cổ động viên Malaysia tấn công cổ động viên VN trong trận cầu đêm qua, đã được lập với mục đích khác nhau.
Người vung nắm đấm được cộng đồng mạng Malaysia xác định là Daniel Akmal, thuộc nhóm cổ động viên tại Malaysia |
Ngay sau vụ tấn công của nhóm CĐV Malaysia nhằm vào CĐV Việt Nam trên sân Shah Alam đêm qua, danh tính của một trong những người tham gia vụ ẩu đả được cho là Daniel Akmal, nhân viên bốc xếp hành lý tại một hãng hàng không của Malaysia.
Vài giờ sau khi xác định được Facebook của Daniel Akmal, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam đã vào trang cá nhân của Akmal để phản đối và đe dọa. Nhận quá nhiều chỉ trích, Akmal đã đóng trang cá nhân của mình.
Không dừng lại ở đó, cộng đồng mạng hai nước Việt Nam và Malaysia đã tự lập ra hàng loạt trang Daniel Akmal "giả mạo" với mục đích khác nhau. Về phía Malaysia, các trang Daniel Akmal được lập ra để đăng tải lời xin lỗi thay cho tài khoản Facebook thật vừa đóng, với những nội dung được dịch thô sơ từ tiếng bản xứ sang tiếng Việt.
"Ủng hộ" được dân mạng Malaysia dịch từ "supporter" (cổ động viên). Đây là một lời xin lỗi mà người Malaysia muốn nói thay cho tài khoản Facebook Daniel Akmal thật vừa đóng. Hiện có nhiều trang Daniel Akmal do người dùng Facebook ở Malaysia lập nên với mục đích tương tự.
Về phía người dùng Facebook Việt Nam, vì quá tức giận với hành động của nhóm cổ động viên Malaysia, hàng loạt trang Daniel Akmal đã được lập ra như một trang dành cho... thú cưng. Một số page được lập ra theo phong trào để câu like đơn thuần.
Hàng loạt trang Daniel Akmal được cổ động viên hai nước lập ra với mục đích khác nhau.
Không chỉ Facebook, trên Twitter, cái tên Daniel Akmal cũng được nhắc đến nhiều như một làn sóng chỉ trích hành động xấu xí của nhóm cổ động viên Malaysia trên sân Shah Alam.
Đây không phải là lần đầu tiên mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn sau những trận cầu đinh. Năm ngoái, sau khi truất quyền thi đấu của Nani trong trận Manchester United và Real Madrid, trọng tài Cuneyt Cakir cũng phải hứng chịu sự chỉ trích nặng nề của cổ động viên nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Trong năm 2011, trọng tài người Hàn Quốc Kim Jong Hyeok đã để lại ấn tượng mạnh với các fan nữ Việt Nam tại SeaGames 26. Facebook của anh này cũng nhận một lượng truy cập và bình luận lớn từ Việt Nam. Hàng loạt fanpage "anti" ông Cuneyt Cakir và "phát cuồng" vì Kim Jong Hyeok đã được người dùng Facebook Việt lập ra để câu like hoặc biến thành nơi cập nhật tin tức về hai nhân vật trên.
- Cô gái chi hơn 4 tỷ cho 25 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tiết lộ những bức ảnh chưa chỉnh sửa trong quá khứ, lột xác đến ngỡ ngàng
- Tìm kiếm nhiều khách hàng, công ty truyền thông Jun88 tuyển dụng nhân viên SEO
- Bán nhà, cõng mẹ bị liệt đi du lịch khắp đất nước
- Vàng tăng không thể mua, người trẻ lấy chi phí đâu để… cưới?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?