Làm sao để nói sếp sai mà không bị sa thải hay gây khó dễ trong công việc là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
|
"Sếp sai!", có nhiều lý do, họ sẽ có những lỗi hoặc sai lầm nào đó trong công việc, đưa ra những lời khiển trách không đúng hướng về phía bạn. Dù bạn biết điều đó nhưng cũng rất khó mở lời, vì không muốn sếp mất mặt, bị trù dập hay đơn giản là bạn không muốn thu hút sự chú ý.
Nhưng trong môi trường làm việc mở hiện tại, trao đổi cũng như đặt những câu hỏi cho sếp về những vấn đề mình chưa hiểu, hoặc những vẫn đề họ đưa ra chưa hợp lý lại rất tốt, tạo được môi trường làm việc năng động và thoải mái. Nhưng nói sao cho hợp lý?
Dưới đây là 4 điều bạn nên làm để nói nếu "Sếp sai!" mà không bị trù dập hay lo lắng bị sa thải.
1. Đưa ra những vấn đề thật sự quan trọng và cần thiết
Hãy suy nghĩ kĩ trước khi nói chuyện với sếp xem vấn đề bạn định nói có thật sự quan trọng. Nếu đó chỉ là một lỗi nhỏ thì có thể bỏ qua được. Vì nếu có nói không chắc sếp của bạn sẽ quan tâm đến hoặc có thể họ sẽ nghĩ bạn là người soi mói, hẹp hòi.
Chỉ đưa ra những vấn đề thật sự quan trọng và cần thiết thay vì những lỗi nhỏ nhặt
Tuy nhiên, khi vấn đề đó thật sự ảnh hưởng tới công việc, và nó khiến sếp của bạn trông thật "ngu ngốc" trong cuộc họp thì cần nói với họ.
2. Đừng nói trước mặt những đồng nghiệp khác
Hãy suy nghĩ kĩ xem khi nào và làm thế nào để nói về những vấn đề mà họ đã sai. Đơn giản nhất hãy tìm những chỗ riêng tư, vì vậy bạn sẽ tránh được những ánh mắt của mọi người cũng như sếp sẽ không bị mất mặt.
3. Nên sử dụng những đề xuất thay vì vào thẳng vấn đề
Không nên trực tiếp đưa ra những lời chê bai đối với sếp
Hãy suy nghĩ những cách nói phù hợp để câu chuyện đỡ căng thẳng và bế tắc. Cách đơn giản hơn cả là hãy đưa ra những đề xuất về vấn đề đó. Ví dụ như: ‘Tôi nghĩ rằng đây là cách tốt hơn để xử lý…’, tương tự như vậy. Cuộc nói chuyện của bạn sẽ diễn ra nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
4. Đưa ra một giải pháp cụ thể nào đó
Không ai muốn thấy họ sai, đúng vậy. Nhưng sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu để những cái sai đó ảnh hưởng đến công việc. Nhưng thay vì chỉ ra lỗi sai đó, bạn nên đưa ra một giải pháp tốt để sửa những vấn đề đó. Đừng chỉ nói "sếp sai" mà không đưa ra được biện pháp nào tốt hơn để xử lý.
Kể cả khi bạn thực hiện hoàn hảo 4 bước trên, thì cũng không có gì đảm bảo rằng sếp bạn sẽ thừa nhận sai lầm của mình. Hãy quay lại bước đầu tiên, nghĩ xem vấn đề quan trọng ở đây là gì? Và hãy nên chia sẽ những vấn đề đó cho đồng nghiệp, có thể mọi người sẽ có các phương án giải quyết tốt hơn, trước khi gặp trực tiếp sếp của bạn.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Ngành nào dẫn đầu thưởng Tết Nguyên đán 2025 và mức thưởng bao nhiêu?
- Kể từ tháng 7/2025: 3 trường hợp này sẽ bị chấm dứt hưởng lương hưu hàng tháng, người dân cần biết
- Người Việt Nam duy nhất lọt top 10 'Siêu nhân thế giới': Nửa thế kỷ không ngủ, được săn đón bởi truyền thông quốc tế
- Những thị xã nào của Việt Nam dự kiến lên thành phố trong năm 2025?
- Cập nhật danh sách 10 huyện trên cả nước sẽ sáp nhập từ tháng 1/2025, là những huyện nào?
- Chiêu lừa đảo mới dịp Tết Nguyên Đán từ dịch vụ đổi tiền lẻ, rất nhiều người sập bẫy
- Cận Tết Nguyên Đán 2025: Dù dư dả đến đâu nhưng có 4 thứ tuyệt đối không nên cho bất cứ ai vay mượn
- Những đối tượng này được cấp thẻ BHYT miễn phí từ tháng 1/2025, không biết sẽ bị thiệt thòi