Phạm vi ôn tập rộng, phải tự làm đề cương, “đánh vật” với các bài tập tham khảo… khiến không ít học sinh đang phải căng mình ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp diễn ra.
Học sinh lớp 12 Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội) trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. Ảnh: Q.Huy |
Phạm vi ôn tập rộng
Vào thời điểm này, các trường THPT ở Hà Nội đã hoàn thành chương trình học lớp 12. Cả nhà trường lẫn học sinh lớp 12 đang thực hiện cao điểm cho ôn thi tốt nghiệp. Ngoài việc tăng ca, thêm tiết học ở trường, có những học sinh “kín lịch” học thêm, luyện thi.
Tất bật chạy sô, Hoàng Hà (lớp 12, Trường THPT Quang Trung) cho biết: “Đây là khoảng thời gian rất quan trọng đối với em. Kể từ khi biết 6 môn thi tốt nghiệp THPT, ngoài thời gian học ở trường, em cũng đi luyện thi các môn thi tốt nghiệp và thi đại học. Bây giờ, thời gian nghỉ hầu như không có, ngày nào cũng đi học từ sáng đến tối, về nhà lại ôn bài, học tới khuya”.
Theo một số học sinh, không thi Sử cũng là một “may mắn” vì bớt đi môn học thuộc lòng. Tuy nhiên, phải thi tốt nghiệp tới 6 môn khiến các em lo lắng bởi phạm vi ôn tập rộng. Phương Hạnh (lớp 12, Trường THPT dân lập Lương Thế Vinh) chia sẻ: “Năm nay, phạm vi ôn tập khá rộng, chỉ trừ những bài học thêm, học giảm tải ra, hầu như vẫn phải học hết trong sách giáo khoa. Với 6 môn thi tốt nghiệp, chúng em phải phân bổ thời gian hợp lý mới có thể học đều các môn được. Ngay cả khâu làm đề cương cũng rất mất thời gian, mặc dù được các thầy cô gợi ý, nhưng vẫn phải tự làm riêng bộ đề cương ôn tập, sau này còn sử dụng cho ôn thi đại học”.
Lịch học căng thẳng là vậy, nhưng một số học sinh tốn rất nhiều thời gian để “đánh vật” với các kiểu đề thi và thử sức với các dạng bài thi khác nhau. Đức Anh (lớp 12, Trường THPT Đống Đa) cho biết: “Ở trường, các thầy cô cũng cho làm quen với các dạng đề thi tốt nghiệp, cấu trúc đề thi... Tuy nhiên, em vẫn muốn thử sức ở nhiều dạng đề thi khác để phục vụ thi tốt nghiệp, thi vào đại học. Em đã tìm mua thêm các loại sách tham khảo, bộ đề thi, kể cả lấy từ các trang mạng Internet nữa… song chủ yếu là để tham khảo, chứ có những đề thi mắc nhiều sai sót lắm”.
Nhan nhản đề thi “rác”
Trong bối cảnh tự làm đề cương, không ít học sinh lựa chọn ôn thi theo hình thức học trực tuyến. Ngọc Thành (lớp 12, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ) chia sẻ: “Em rất thích ôn thi trực tuyến, chi phí rẻ, học được tất cả các môn, nhiều kiến thức mà không cần phải tới các trung tâm. Lại còn được tham gia các đợt thi thử nữa”. Đáp ứng nhu cầu của thí sinh, một số website luyện thi tốt nghiệp THPT, đại học trong thời gian qua đã mọc lên như nấm. Tuy nhiên, không ít học sinh bị “sập bẫy” của những trung tâm luyện thi “ảo”, vừa mất thời gian, tiền bạc vào những bài giảng không bám sát chương trình, vừa phí công giải các đề thi được “xào xáo”, cóp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau, sai lệch về kiến thức.
Trong đợt cao điểm ôn thi tốt nghiệp THPT và chuẩn bị thi đại học này, dạo qua các nhà sách lớn ở Hà Nội như: Nguyễn Văn Cừ (quận Cầu Giấy), 232 Tây Sơn (quận Đống Đa), Trí Tuệ (quận Đống Đa)... chúng tôi không khỏi choáng váng trước “ma trận” tài liệu tham khảo cho các sĩ tử. Xem qua một số bộ đề, sổ tay kiến thức, cẩm nang thi cử… mặc dù đa phần là sách in năm 2013, nhưng lại có nội dung chưa bám sát chương trình học hiện nay. Thậm chí, có những tuyển tập đề thi nội dung quá lạc hậu, sử dụng số liệu điều tra từ nhiều năm trước.
Theo lãnh đạo một số trường THPT, để kỳ thi tốt nghiệp diễn ra thành công, học sinh cần bám sát theo chủ trương chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. Trong quá trình ôn tập thi tốt nghiệp, giáo viên và học sinh cần bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT. Ngoài sách giáo khoa, học sinh có thể sử dụng các tài liệu tham khảo phù hợp. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá nhiều tài liệu tham khảo có thể gây quá tải trong quá trình học tập và không đem lại hiệu quả cao. Theo đó, tài liệu phục vụ ôn thi tốt nhất chính là sách giáo khoa, cùng sự định hướng ôn tập của các thầy, cô trên lớp. Nếu phải mua sách tham khảo trên thị trường, học sinh cần xem kỹ. Cách tốt nhất là trong quá trình đọc sách, chỗ nào chưa hiểu hoặc nghi ngờ, học sinh nên trao đổi trực tiếp với giáo viên bộ môn của mình. Giáo viên cũng nên hướng dẫn cho học sinh chọn mua sách tham khảo đáng tin cậy.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%