Nhận thấy việc tòa án huyện xét xử thiếu khách quan, các bị đơn đã gửi đơn kháng cáo đến TAND tỉnh Quảng Trị (QT).
Kỳ án tòa xử buộc người không vay phải... trả nợ |
Dựa vào bằng chứng sơ sài là 2 giấy nộp tiền do nguyên đơn cung cấp và bản hợp đồng bằng “miệng”, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) đã tuyên buộc bị đơn phải trả cho nguyên đơn số tiền 1,8 tỷ đồng. Điều này dẫn đến chuyện oái ăm: Người kêu không mượn tiền thì bị buộc phải trả nợ; còn người khẳng định mình đã mượn tiền và phải bị buộc trả nợ thì không được nhận trách nhiệm này.
Nhận thấy việc tòa án huyện xét xử thiếu khách quan, các bị đơn đã gửi đơn kháng cáo đến TAND tỉnh Quảng Trị (QT). Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Hướng Hóa cũng nhận thấy tòa “đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, trái quy định của pháp luật” nên đã có quyết định kháng nghị bản án sơ thẩm.
Ai thiếu căn cứ?
Vào tháng 1.2013, Nguyễn Thị Hằng (SN 1978, trú tại xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, QT) bán cà phê cho Nguyễn Thị Nhung (SN 1978, trú tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh QT), trị giá lô hàng ước tính khoảng 1,8 tỷ đồng. Sau khi thỏa thuận giá cả, Nguyễn Thị Nhung nhờ người quen có tên là Đỗ Thị Kim Dung chuyển vào tài khoản của Hằng ngày 10.1 số tiền 200 triệu đồng; ngày 11.1 thêm 1,6 tỷ đồng (tổng cộng 1,8 tỷ đồng). Sau khi cân càphê giao cho khách, Hằng đã trả lại cho bà Nhung số tiền thừa hơn 250 triệu đồng.
1 năm sau (15/1/2014), bất ngờ bà Dung tìm gặp Hằng rồi đòi số tiền 1,8 tỷ đồng với lý do đã chuyển số tiền này vào tài khoản trước đó. Không đồng ý với yêu cầu này, chị Hằng khẳng định mình không phải mượn số tiền trên, và giải thích rằng bà Nhung đã ngỏ ý mua càphê và nhờ người chuyển tiền vào để trả. Không đòi được tiền, bà Dung kiện Hằng ra TAND huyện Hướng Hóa với lý do đã chuyển 1,8 tỷ đồng cho mượn vào tài khoản Hằng, nhưng nhiều lần đòi mà Hằng trốn tránh trách nhiệm trả nợ.
Ngày 26/9/2014, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm của TAND huyện Hướng Hóa, bà Nhung trình bày số tiền bà Dung đòi Hằng trả nợ là do Nhung mượn, không liên quan đến Hằng. Trong lúc đó, bà Dung trình bày yêu cầu Hằng phải trả 1,8 tỷ đồng cho mình vì “ai vay người ấy trả”. Cũng tại phiên tòa, Hằng khẳng định không vay tiền của bà Dung rồi đưa các chứng cứ: Đơn trình bày với nội dung Nhung đã nhờ bà Dung chuyển tiền vào tài khoản của Hằng để thanh toán tiền mua càphê (đơn trình bày của Nhung viết); băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa Hằng và Dung có một số nội dung quan trọng liên quan đến người đã gửi tiền vào tài khoản của Hằng và mục đích gửi; giấy viết tay của Dung có nội dung Hằng không phải là người mượn 1,8 tỷ mà người yêu cầu Dung gửi tiền vào tài khoản của Hằng là ông Hồ Hữu Tăng (nguyên trưởng phòng giao dịch chi nhánh Ngân hàng Công thương Lao Bảo).
Về phía nguyên đơn, bà Dung đưa ra bằng chứng duy nhất là hai tờ giấy nộp tiền vào tài khoản Nguyễn Thị Hằng với nội dung là “chuyển tài khoản cho mượn”, người nộp là Đỗ Thị Kim Dung có chữ ký kèm theo.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án “đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận”, hội đồng xét xử buộc Hằng trả nợ tiền vay 1,8 tỷ đồng cho bà Dung, Nhung phải trả nợ tiền mua cà phê cho Hằng số tiền 1,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Hằng và Nhung mỗi người phải chịu 66 triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm.
“Trái quy định của pháp luật”
Sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực, Hằng và Nhung đã có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm. Viện KSND huyện Hướng Hóa cũng có quyết định kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm trên sau khi xem xét các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Giấy ghi tay của nguyên đơn chứng tỏ bị đơn không phải là người mượn 1,8 tỷ đồng.
TAND huyện Hướng Hóa dựa vào giấy nộp tiền của nguyên đơn cung cấp, nhưng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – tỉnh Quảng Trị lại cung cấp giấy nộp tiền có sao y và công chứng có nội dung và chữ ký khác.
Giấy nộp tiền của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – tỉnh Quảng Trị cung cấp đã đối chiếu với bản gốc lưu tại ngân hàng.
Về phạm vi giải quyết vụ án, trong hồ sơ cũng như tại phiên tòa, Hằng không yêu cầu Nhung phải trả cho mình 1,8 tỷ đồng. Nhưng bản án lại tuyên buộc Nhung phải trả tiền mua càphê cho Hằng 1,8 tỷ đồng và phải chịu 66 triệu đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm là không có cơ sở, trái với quy định tại điều 5, điều 131 Bộ luật tố tụng dân sự.
TAND huyện Hướng Hóa dựa vào 2 giấy nộp tiền được nguyên đơn cung cấp để khẳng định “vào các ngày 10 và ngày 11/01/2013, bà Đỗ Thị Kim Dung có cho bà Nguyễn Thị Hằng mượn số tiền 1,8 tỷ đồng”. Tuy nhiên, ngày 19.10.2014, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh QT đã cung cấp 2 giấy nộp tiền có sao y bản chính và xác nhận của ngân hàng, trong đó chữ ký và nội dung chuyển khoản không trùng khớp với 2 giấy nộp tiền của nguyên đơn cung cấp cho tòa.
Tại phiên tòa cũng như chứng cứ có trong hồ sơ vụ án này, Hằng thừa nhận có nhận được 1,8 tỷ đồng, nguyên nhân có số tiền này do Nhung trả tiền mua càphê kèm theo chứng cứ là bảng kê bán càphê cho Nhung. Nhung cũng thừa nhận lời khai của Hằng là đúng sự thật, nhưng TAND huyện Hướng Hóa không xem xét, đánh giá là chưa phù hợp với quy định tại điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự.
Và điểm quan trọng cần được làm rõ là hồ sơ chưa có chứng cứ nào chứng minh mục đích, động cơ, thậm chí kể vả việc giao dịch giữa Dung và Hằng. Căn cứ vào hợp đồng “chỉ thỏa thuận bằng miệng” thì tuyên buộc như vậy liệu có khách quan. “Việc đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện dẫn đến Tòa án tuyên buộc bà Hằng phải trả 1,8 tỷ đồng cho bà Dung là không có căn cứ, trái với quy định của pháp luật” – quyết định kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm số 09/2014 của Viện KSND huyện Hướng Hóa nêu rõ.
Nhận định TAND huyện đánh giá chứng cứ thiếu khách quan, Viện KSND huyện Hướng Hóa đã có quyết định kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm:
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?