Buko Balguda, một phụ nữ ở ngôi làng Duss của bộ lạc Karo ở thung lũng Omo, miền nam Ethiopia từng 15 lần sinh nở và tất cả đứa trẻ đó đều bị đem cho cá sấu ăn thịt.
Bộ tộc quẳng trẻ em cho cá sấu ăn thịt |
“Tôi đã mất 15 đứa con, 7 trai và 8 gái. Thời gian đó, truyền thống của bộ tộc của chúng tôi rất khắc nghiệt. Tôi không tôn trọng những truyền thống của bộ tộc, vì vậy, họ giết những đứa con của tôi”, bà Buko buồn bã nói về những đứa con xấu số do mình sinh ra.
Những đứa trẻ mingi phải bị giết trước khi chúng mang những điều xấu đến cho bộ lạc.
Bi kịch không con của Buko Balguda bắt đầu từ trước khi kết hôn. Khi đó, người chồng của cô đã không tham gia vào một buổi lễ truyền thống của bộ lạc - một nghi thức đầu tiên mà nam giới phải hoàn thành trước khi lấy vợ.
Khi Balguda kết hôn, tộc trưởng đã tuyên bố, bất cứ đứa trẻ nào mà họ sinh ra đều bị coi là bất hợp pháp và sẽ bị “tử hình” khi chào đời.
Tuy nhiên, Buko không phải là trường hợp duy nhất. Quan niệm về những đứa trẻ đáng nguyền rủa (mingi) vẫn còn tồn tại trong cuộc sống của người dân bộ tộc Hamer và Bana. Người lớn tuổi ở đây khẳng định rằng những đứa trẻ mingi phải bị giết trước khi chúng mang những điều xấu đến cho bộ lạc.
Bộ tộc này cũng “xếp” những đứa trẻ tàn tật hay dị dạng khác, sẽ mang lại điềm xấu cho dân làng. Cụ thể chiếc răng đầu tiên mọc ở hàm trên chứ không phải hàm dưới, đứa trẻ đó sẽ bị coi là mingi. Người dân trong bộ lạc sẽ bỏ rơi chúng trong bụi rậm mà không cho thức ăn và nước uống hoặc là họ sẽ quẳng chúng từ vách đá xuống giữa dòng sông Omo cho bầy cá sấu ăn thịt”.
Người dân trong bộ lạc sẽ bỏ rơi những đứa trẻ mingi trong bụi rậm mà không cho thức ăn và nước uống hoặc là họ sẽ quẳng chúng từ vách đá xuống giữa dòng sông Omo cho bầy cá sấu ăn thịt
Mặc dù chính phủ Ethiopia đã cố gắng ngăn cấm hủ tục này nhưng mỗi ngày, những đứa trẻ bị quẳng cho cá sấu , linh cẩu ăn thịt hay bị bỏ đói cho đến chết.
Năm 2012, bộ lạc Karo cuối cùng đã chấp thuận chấm dứt quan niệm đáng sợ này nhờ nỗ lực của Lale Labuko và John Rowe, người sáng lập tổ chức từ thiện Omo Child. Tổ chức này đã dành nhiều thời gian để thuyết phục những người cha, người mẹ Bana và Hamer đem những đứa trẻ mingi cho gia đình khác thay vì giết chúng.
Những đứa trẻ mingi tổ chức Omo Child đã cứu sống.
Đến nay, tổ chức Omo Child đã cứu sống khoảng 37 đứa trẻ mingi. Chúng được chăm sóc tại các trại trẻ mồ côi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%