Đến phòng 1, lầu 5, bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc đập vào mắt tôi là người phụ nữ ngoài 40 tuổi với đôi chân cụt gần đến đùi đang dốc từng hơi thở.
Chị Hạnh nằm điều trị tại BVĐK khu vực Châu Đốc. |
Là lao động chính trong gia đình có 5 thành viên, nên chị luôn khát khao được sống, mong vết thương sớm hồi phục để tiếp tục lao động kiếm tiền nuôi 3 con ăn học.
Bị tai nạn mất hai chân
Cũng như nhiều người đến thăm chị Phạm Thị Mỹ Hạnh, sinh năm 1973, ngụ tổ 12, ấp Vĩnh Hưng 2, xã Vĩnh Thạnh Trung huyện Châu Phú (An Giang) bị tai nạn trong lúc đang quét dọn tại xí nghiệp chế biến thức ăn thủy sản ANFOODCO, thuộc công ty Lương thực Thực phẩm An Giang tọa lạc ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung vào ngày 20/2/2013, chúng tôi đã không cầm được nước mất trước câu chuyện bị tai nạn của chị. Vì muốn có đủ tiền lo cho con đóng học phí mà chị đã bị tai nạn cướp đi 2 đôi chân tần tảo. Người dân ở ấp Vĩnh Hưng 2 kể với tôi rằng, chị Hạnh siêng năng lắm. Mùa đậu nành, 1h khuya, chị soi đèn bẻ đậu, đến 6h sáng được từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng về đến nhà ăn vội vài chén cơm rồi đến xí nghiệp chế biến thức ăn thủy sản ANFOODCO, thuộc công ty Lương thực Thực phẩm An Giang tọa lạc ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung cùng đội bốc vác quét dọn đến 4,5 giờ chiều về có ngày được 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Những hôm nhà máy ngưng hoạt động, chị mua đậu phộng, ấu về nấu rồi đẩy xe bán khắp xóm, với mong có tiền lo cho 5 miệng ăn, 2 đứa con học phổ thông và mỗi tháng gởi 400.000 đồng đến 500.000 đồng cho đứa con trai học năm nhất Cao đẳng Công nghệ Thông tin (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông-Thành phố Hồ Chí Minh và trả nợ lúc chồng bị tai nạn.
Anh Kiệt và 3 người con trước căn nhà tạm bợ.
Tết năm nay đối với chị lại càng khốn khó. Khi mọi người vui vẻ bên bộ đồ mới, bên thịt kho, bánh tét thì chị lại gò lưng đẩy xe xuôi ngược bán trái cây, bán ấu, đậu phộng luộc với hy vọng ra Tết kiếm đủ số tiền 5 triệu đồng cho đứa con lớn nhập học đóng học phí kỳ 2. Trước lúc xảy ra tai nạn, chị định làm tới thứ 7 sẽ vay thêm một nữa để cho con nhập học đúng ngày, nhưng nào ngờ tai họa lại ập đến.
15h10 phút ngày 20/2/2013, trong lúc đang quét dọn tại khu vực máy băm cám, chị gặp tai nạn. Anh Trần Văn Bồng, công nhân chung ca với chị Mỹ Hạnh cho biết: “Nguyên nhân dẫn đến tai nạn do lúc nạp liệu cám cho máy băm cám bị chai (cục cám lớn) nên công nhân dỡ vĩ sắt bảo vệ cho cám vào và không đóng vĩ sắt bảo vệ lại, khi máy đang hoạt động Phạm Thị Mỹ Hạnh quét dọn cám rơi vãi trên nền bị trượt chân rơi vào máy băm nghiền nát hai chân. Lúc này, tôi đang làm gần chị quay lại gặp chị Hạnh rơi xuống máy băm cám. Tôi và cô 7 cặp nách kéo chị Hạnh lên đồng thời kêu tắt máy. Nếu không kéo chị Hạnh thì có lẽ giờ máy đã cuốn chị chết rồi. Tụi tôi thấy chị Hạnh tội nghiệp khóc nhưng chị trấn an đừng khóc chuyện đã lỡ, tôi không sao đâu? Tôi sẽ sớm khỏi bệnh để còn lo cho con tôi học thành người mà…”.
Ngay lập tức chị được đưa đến bệnh viên đa khoa Châu Phú sơ cấp cứu, rồi chuyển đến bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc phẫu thuật. Theo bác sĩ Trần Thế Phương, Trưởng Khoa ngoại chấn thương, người trực tiếp phẫu thuật cho chị Mỹ Hạnh cho biết "chị Hạnh nhập viện trong tình trạng mất máu nặng, dập nát đùi phải, đứt mất 1/3 dưới đùi trái”.
Trao đổi với chúng tôi, điều dưỡng Nguyễn Thanh Hoàng, người trực tiếp chăm sóc chị Hạnh cho biết: “Chị Mỹ Hạnh mặc dù được phẫu thuật nhưng chỗ vết thương vẫn còn thức ăn dính ở các tế bào, vết thương sẽ nhiễm trùng và sẽ còn nhiều lần tiểu phẫu. Bệnh nhân ngoài dùng thuốc điều trị trong danh mục của bảo hiểm phải tốn thêm tiền mua thuốc kháng sinh mạnh và làm nhiều đợt tiểu phẫu gia đình tốn ít nhất cũng 30 triệu đồng. Thời gian xuất viện sớm nhất 1,5 tháng nếu còn nhiễm trùng thì có thể kéo dài lâu hơn nữa ”.
Hiện chị Hạnh đang rất cần những “tấm lòng vàng” như thế này để vượt qua cơn nguy hiểm.
Tận cùng đau khổ
Qua cầu chữ S khoảng 500 m, nằm khuất sau trường THCS Vĩnh Thạnh Trung, có ngôi nhà chưa đầy 40 m2 bằng khung tre, chính là mái ấm của chị Hạnh. Bà con ở xóm chị cho biết: "Gia đình chị Hạnh rất nghèo nhưng chí thú làm ăn. Vậy mà, số phận nghiệt ngã chẳng buông tha. Dù là phụ nữ nhưng từ nhiều năm qua chị Hạnh đã là rường cột của gia đình. Làm chẳng nghỉ tay, hết giờ làm ở xí nghiệp, chuyển sang bán trái cây, đậu phộng, ấu nấu kiếm tiền lo thuốc thang cho chồng bị tai nạn giao thông nằm liệt một chỗ đúng 1 năm trời, lo cái ăn và lo cho 3 con có cái chữ đổi đời mà không một lời than thở”.
Anh Trương Hồng Kiệt, chồng chị Mỹ Hạnh nghẹn ngào: “Vợ chồng cưới nhau được 20 năm, cha mẹ 2 bên đều nghèo, cả 2 lại không nghề nghiệp ổn định nên dù làm vất vả quanh năm nhưng cũng tạm đủ ăn, Khi 3 đứa con đến tuổi cắp sách đến trường, cuộc sống gia đình bắt đầu thiếu hụt”. Vậy mà cách đây 3 năm, anh lại bị 2 tên đua xe đụng gãy xương chậu và ống chân phải, nằm liệt giường đúng 1 năm. Chị Hạnh vay mượn gần 40 triệu đồng lo điều trị cho chồng. Nhiều lúc mưa dầm nhà không có chỗ thoát nước, bị ngập lênh láng. Trong nhà chỉ có cái chõng tre nên 2 đứa con trai lớn qua nhà dì hoặc cậu ngủ tạm, còn 2 vợ chồng cùng cô con gái nhỏ nằm ngủ trến chiếc giường chập hẹp. Cảm nhận được nỗi cực của mẹ nên cậu con trai đi học ở TP HCM không dám xin tiền ở trọ, mà tìm chỗ quen xin ở nhờ. Do chỗ ở xa, nên mỗi ngày em phải đạp hơn 20 km đi-về. Thương vợ, nhưng anh Kiệt cũng chẳng biết làm gì hơn với điều kiện sức khỏe què quặt như hiện nay. “Phải chi tôi không bị tai nạn lao động, kiếm được nhiều tiền thì chắc giờ này vợ tôi không bị mất 2 chân”, anh Kiệt tự trách móc. “Khi biết tin mẹ bị tai nạn, cả 3 người con quyết tâm đi làm để phụ giúp gia đình. Nhưng vợ tôi cương quyết không đồng ý. Đang nằm trên vườn bệnh, nhưng bã cứ dặn đi, dặn lại là tôi phải đi hỏi tiền góp cho con đóng học phí. Khi nào ra viện sẽ đi bán vé số trả dần”, nói tới đây anh Kiệt nghẹn lời.
Được biết, khi xảy ra sự cố Xí nghiệp chế biến Thức ăn thủy sản ANFOODCO cùng gia đình đưa chị đi bệnh viện điều trị, mỗi ngày cử người đến thăm hỏi động viên và hỗ trợ bước đầu cho gia đình số tiền 20 triệu đồng. Đồng thời hứa sẽ ghép chân giả cho chị, nhưng với số tiền điều trị đến xuất viện phải tốn ít nhất 30 triệu đồng, đối với gia đình chị quả là quá khó, trong khi 3 con của chị đang tuổi đến trường, nhà của ọp ẹp chẳng có tài sản gì ngoài chiếc chõng cũ kỹ, người chồng bệnh tật, không biết rồi đây cuộc sống gia đình của chị Mỹ Hạnh sẽ ra sao?
Gia đình chị Phạm Thị Mỹ Hạnh rất cần những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ. Mọi sự giúp đỡ xin quý vị gửi trực tiếp cho chị Mỹ Hạnh, tổ 12, ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú (An Giang) |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?