Tuyến đường ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (TP.HCM) đã cơ bản hoàn thành, nhưng tại khu vực đang thi công và dưới dòng kênh, rác thải vẫn xuất hiện dày đặc.
|
Theo phản ánh của người dân sống ven con kênh này, rác thải tồn đọng lại là do quá trình thi công, nạo vét dòng kênh gây ra. Đồng thời, do thói quen xả rác ra tự nhiên một cách vô tội vạ của một số hộ dân đã làm cho con kênh xanh đầy rác.
Rác xuất hiện dày đặc dưới dòng kênh...
Chị Nguyễn Thu Hà, một người dân sống gần khu vực này (Q.Phú Nhuận) bức xúc: "Thấy con kênh được nạo vét trở nên xanh hơn mỗi ngày và con đường được thi công trở nên sạch thoáng hơn, người dân ai cũng mừng rỡ. Tuy nhiên, chỉ vì sự vô ý thức và thiếu trách nhiệm của một số cá nhân mà kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè vẫn phải mang tiếng dơ".
Đoạn xuất hiện nhiều rác là khúc đầu con kênh này (thuộc khu vực Q.Phú Nhuận), đặc biệt là dưới chân các cây cầu, rác phủ kín dòng nước và bốc mùi hôi thối rất khó chịu.
Rác thải xuống dòng kênh đa phần là các túi đựng rác sinh hoạt từ các hộ gia đình, đất đá xà bần… khiến con kênh trông rất ô nhiễm và mất mỹ quan.
Rác thải vứt bừa bãi ven đường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
Nhiều người dân bức xúc đề nghị Ban quản lý dự án Vệ sinh môi trường TP cần phối hợp với chính quyền địa phương để bắt, phạt thật nghiêm những trường hợp xả rác xuống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm như đã nêu trên.
Trao đổi với PV về vấn đề này, đại diện UBND P.13, Q.Phú Nhuận cho biết, phường rất khuyến khích việc người dân phát hiện và ghi lại hình ảnh xả rác bừa bãi, để phường có cơ sở xử lý thật nghiêm người vi phạm.
Để xử lý dứt điểm tình trạng này, Phó chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cũng đã yêu cầu, các địa phương có tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đi qua cần tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Còn nếu địa phương nào để xảy ra tình trạng nhếch nhác, ô nhiễm trên địa bàn mình quản lý thì phải chịu trách nhiệm trước UBND TP.
- Chuyên gia lo ngại sẽ có làn sóng COVID-19 bùng phát vào dịp Giáng sinh năm nay?
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Quá trình hoàng đế ngủ với thê thiếp thời nhà Thanh: Đốt hương xong sẽ kết thúc, chỉ hoàng hậu mùng một và rằm hàng tháng sẽ ở lại
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn