Nhiều năm nay người dân khu tập thể C5, E6 Quỳnh Mai luôn sống trong lo âu, những khu nhà này đang xuống cấp trầm trọng.
Nhà C5 nhìn từ mặt trước của một hộ gia đình đối diện. |
Khu nhà C5 (Hai Bà Trưng, Hà Nội) vốn là khu tập thể của công ty Cơ khí công trình (Bộ GT-VT) xây dựng từ năm 1956 và đưa vào sử dụng năm 1960, tầng 1 khu nhà đã lún sâu 1,5m so với mặt đường.
Khu nhà C5 được cho là tồi tàn nhất trong các khu tập thể đang tồn tại ở Quỳnh Mai.
Hơn 30 năm qua, khu vực tầng 1 bị tụt sâu dưới lòng đất, thấp hơn mặt đường đến 1,5m. Khu nhà lún sâu như vậy là do từ những năm 1978 - 1979, hàng loạt khu nhà cao tầng và hạ tầng được xây dựng ở Quỳnh Mai, tất cả phần nền của những toà nhà đó và cả đường đều cao hơn vị trí của nhà C5.
Tất cả các ngôi nhà trong khu tập thể đều chật chội, hầu hết phần tường đều bong tróc, thấm nước, anh Công cho biết, hơn 30 năm nay chỉ có vài lần cơ quan chức năng đến sửa chữa, nhưng cũng chỉ là tạm thời.
Một mảng tường trên trần nhà bị bong tróc nghiêm trọng.
Phần tường bên ngoài nhà C5 xuống cấp theo thời gian, khác hẳn với những ngôi nhà liền kề.
Cửa sổ liên tục được thay mới trên nền tường cũ kỹ.
Nhà E6 khu tập thể Quỳnh Mai được xây dựng từ những năm 1980 với thiết kế 5 tầng cũng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Từ năm 1997, tập thể này bắt đầu có hiện tượng xuống cấp. Khi đó, toàn bộ hệ thống móng của cả hai dãy nhà bắt đầu có hiện tượng lún nứt, độ lún, nghiêng đo được khoảng 40 đến 50cm.
Tại tầng 5 của cả nhà E6, bê tông trần nhà đã mục nát, trơ lõi sắt, mỗi khi trời mưa nước lại chảy xuống các tầng dưới.
Bà Lý phòng 514 cho biết, hệ thống móng, đường thoát nước của các nhà vệ sinh khu tập thể đều bị phá vỡ, làm cho nước thải thẩm thấu ra ngoài, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Phần trần nhà cũng bị bong tróc nghiêm trọng.
Hễ mưa là hành lang này ngập nước do bị thấm ngược từ trần nhà xuống.
Theo người dân, từ năm 2007 đã có một số đơn vị đến nghiên cứu lập dự án xây dựng, cải tạo lại khu tập thể, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
UBND thành phố Hà Nội cũng đã có quyết định xây dựng mới khu tập thể Quỳnh Mai, nhưng hiện tại dự án vẫn còn nằm trên giấy, chưa được khởi công. Người dân vẫn phải sống chung với nguy hiểm trong thời gian tới.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?