Theo tìm hiểu của PV, không ít người dân sống trong quần thể lăng mộ của Hoàng Cao Khải luôn ám ảnh bởi nỗi sợ bị "quả báo".
Mộ đá Hoàng Cao Khải vẫn nằm nguyên trong khu dân cư đông đúc |
Tâm lý luôn ám ảnh bởi nỗi sợ bị "quả báo"
Trong quá trình đi tìm hiểu căn nguyên vì sao ở "phố Cổ Mộ" (phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội) PV ghi nhận việc không ít người trong khu phố này bị ám ảnh bởi những câu chuỵện "người âm báo thù" khiến đổ bệnh, chết, sạt nghiệp...
Quay lại câu chuyện của anh M., người sống trong lăng mộ của Hoàng Trọng Phu gần 20 năm có những biểu hiện tâm lý không bình thường như trầm cảm, như người mất hồn. Người bán nước ngay trước lăng mộ Hoàng Trọng Phu - người đã dẫn chúng tôi vào khu lăng mộ này để được tận mắt chứng kiến cuộc sống của anh M. cho biết:
"Đã nhiều năm nay anh M. sống như người trên mây, nửa tỉnh nửa mê. Không ai lý giải được vì sao anh M. từ một người bình thường lại thành ra như vậy. Anh M. sống khép mình, hầu như không giao tiếp với mọi người xung quanh, có ai gọi anh chỉ im lặng, đôi mắt vô hồn nhìn về phía xa xăm. Hàng ngày anh thường ngồi một mình tự lẩm bẩm như đang trò chuyện với một người nào đó. Tuy nhiên, lúc tỉnh táo anh rất thông minh, hoạt bát. Trong khu phố này, không ai là không biết tài đánh cờ tướng vô địch của anh M.. Ở đây anh M. là người giỏi cờ nhất. Ngoài ra, anh còn am tường về tình hình thời sự quốc tế và trong nước. Nhiều người nghe anh tán chuyện chỉ biết há hốc mồm".
Nhiều người bị ám ảnh khi sống cạnh lăng mộ Hoàng Trọng Phu.
Ngồi bên cạnh người chủ quán nước, một người đàn ông tên Huy, trạc tuổi 50 cũng góp lời. Thực tế, trước đây anh M. là một người bình thường, học rất giỏi. Anh lấy vợ, sinh con và cả gia đình sống ở trong khu vực lăng mộ Hoàng Trọng Phu, ngay gần chiếc quan tài đá. Nhưng dần dần tâm tính của anh M. thay đổi đến khó hiểu. Việc gia đình anh được Nhà nước phân nhà chung cư cho về ở rồi nhưng không hiểu sao anh vẫn không chịu đi. Tối ngày anh chỉ quanh quẩn gần lăng và nhất quyết không chịu rời lăng cổ mộ như có "sứ mệnh" của anh phải canh giữ.
Một điều rất lạ mà theo nhiều người chia sẻ với chúng tôi, anh M. tuy có tâm tính khác lạ nhưng lại được cả khu phố này đối đãi rất tử tế như thể anh là người... "bề trên" vậy. Những người bán thịt, bán rau sáng nào cũng mang thịt rau vào biếu anh... Người bán nước trước lăng ngày nào cũng mời anh uống nước rất kính cẩn. Mỗi khi anh M. đánh cờ tướng có rất nhiều người vây quanh như muốn tận mắt nhìn những nước cờ hay của "vị tướng giữ lăng" bất khả chiến bại.
Câu chuyện về anh M. sống trong lăng mộ cổ lâu năm dần dần sinh ra những chứng bệnh khó lý giải mà ngay cả người dân quanh khu vực đó cũng không giải thích được. Quá trình tìm hiểu về “khu phố Cổ Mộ” kỳ lạ này, chúng tôi còn ghi nhận được nhiều câu chuyện rùng rợn hơn thế. Theo bà Q. - một người sống trong khu vực cạnh lăng mộ Hoàng Cao Khải mà chúng tôi bắt chuyện có kể lại rằng, cách đây không lâu có gia đình bỗng nhiên phải chuyển nhà đi chỉ vì nhà sát mộ cụ Hoàng Cao Khải nên sinh bệnh.
Theo lời kể, nhà này vì có đứa cháu trai khoảng 8-9 tuổi thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật. Không hiểu vì sao cháu được đưa đi khám hết các bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn không tìm ra được bệnh. Nghe người làng mách đi xem thầy bói được thầy phán muốn khỏi bệnh chỉ có cách phải "chuyển nhà" ngay lập tức vì nhà gần mộ người âm vận vào người. Nếu ở đó càng lâu bệnh cháu mỗi ngày một nặng. Điều khó tin là gia đình này ai cũng đụng dao kéo. Có thành viên phải mổ đến mấy lần mà chưa khỏi. Không còn cách nào khác, không tin thầy cũng không được, gia đình này đã chuyển nhà đi nơi khác ở. Rồi sau đó như thế nào mọi người cũng không rõ...
Ngoài câu chuyện của bà Q. chúng tôi còn nghe người dân nơi đây kể về nhiều gia đình đã bị khuynh gia bại sản do phạm phải đất mồ mả. Theo đó, có nhà đổi hai ba chủ rồi nhưng đời chủ nào cũng bán xới "bỏ của chạy lấy người". Có người là tiến sỹ y khoa hẳn hoi, chức vụ không đến nỗi nào, nhưng không biết làm ăn kiểu gì đành bán nhà trả nợ. Hay có gia đình mở nhà nghỉ Kinh doanh, việc làm ăn mấy năm nay càng lúc càng lụn bại, giờ sập tiệm, đâm ra ngớ ngẩn. Như thể bị "người âm" trách phạt, khuôn mặt đờ đẫn như người mất hồn(?!).
Do bệnh lý chứ không phải là chuyện "ma ám"
Mang những câu chuyện còn nhiều hoài nghi của người dân quanh cổ mộ về anh M. đến trao đổi với tiến sỹ Vật lý Vũ Bằng, người nổi tiếng với phát minh máy địa bức xạ tìm hài cốt và cũng là người từng đề nghị bộ Y tế bổ sung một loại bệnh mới để đem vào điều trị đó là bệnh do từ hoá.
TS. Vũ Bằng cho biết: "Một số người sống gần các khu lăng mộ, mồ mả hài cốt thường có những biểu hiện không bình thường liên quan đến bệnh thần kinh, trầm cảm... Trước đây người ta không biết thì cho rằng những người này bị ma làm, ma nhập,... liên quan đến tâm linh. Nhưng nghiên cứu dưới góc độ vật lý thì những căn bệnh này được gọi là bệnh từ hóa. Và không phải ai sống gần các khu mồ mả hài cốt đều bị mắc bệnh này mà người “thuận từ” mới bị, còn người "nghịch từ" sẽ không sao. Những người "thuận từ" trong hệ thần kinh có vùng từ riêng rất dễ bị từ trường tác động sẽ làm mất cân bằng hệ thần kinh dẫn đến trạng thái lúc điên lúc tỉnh. Theo nghiên cứu thì từ trường phát ra từ các mồ mả có hài cốt rất mạnh tác động trực tiếp người thuận từ gây ra bệnh từ hóa".
Cũng theo TS. Vũ Bằng, mồ mả hài cốt còn sót dưới nền nhà của nhiều gia đình, nơi làm việc của các công sở, trụ sở công ty, đất xây dựng... có hàng ngàn người gặp phải các triệu chứng bệnh lý như đột tử, động kinh, lọan trí,... nhiều trường hợp có biểu hiện về thể chất như đau đầu, đau tức ngực, khó thở, nhức mỏi toàn thân, rối loạn giấc ngủ... Thậm chí không ít trường hợp có các biểu hiện bất thường như rối loạn hành vi, tác phong và xúc cảm, thay đổi khác lạ trong cách ăn nói hàng ngày. Có những trường hợp người bị bệnh từ hóa đi khám nhiều nơi mà không xác định được nguyên nhân. Tây y cho rằng những người này "không có bệnh, chỉ suy nhược cơ thể", còn với Đông y cũng chỉ kết luận là "mất cân bằng âm dương".
Qua nghiên cứu thực tế của TS. Vũ Bằng, những bệnh có triệu chứng như đột tử, ung thư, thần kinh, loạn trí, nổi khùng, động kinh, mất ngủ triền miên, người như mất hồn mà nền Y học hiện đại đã và đang khám chữa nhiều trường hợp không mang lại kết quả khả quan cũng vì không tìm ra đúng nguyên nhân mà trị tận gốc.
Trong số trên 5.000 gia đình, 17 khu chung cư lớn nhỏ và trên 200 trụ sở cơ quan, trường học, Doanh nghiệp, xí nghiệp của gần 50 tỉnh thành và hải đảo trên cả nước được khảo sát đo đạc kiểm tra tia đất, mồ mả hài cốt, hầu hết tất cả đều có trục trặc về sức khỏe khi sống gần mồ mả hài cốt. Triệu chứng bệnh từ hóa rất đa dạng, nhiều cấp độ khác nhau.
Lời giải cho nỗi ám ảnh quả báo PGS.TS. Lê Quý Đức, nguyên phó Viện trưởng viện Văn hoá và Phát triển (học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng: "Việc nhiều gia đình sống gần các khu lăng mộ, mồ mả khi gặp phải những điều xấu thường cho rằng "ma ám, âm khí, vong nhập"... trên góc độ văn hóa Xã hội xuất phát từ việc con người có một cơ chế tâm lý sợ hãi trước những hiện tượng mà người ta chưa hiểu được, cũng như chưa có căn cứ khoa học giải thích rõ ràng. Bởi vậy, nhiều người tự tưởng tượng ra những điều mình sợ hãi. Đây chính là những hiệu ứng tâm lý, vô thức của đám đông trước những sự việc, hiện tượng chưa thể lý giải. Chính vì vậy, khi người ta gặp điều gì đó không hay xảy ra liền tìm cách đổ cho "ma làm" hay liên quan đến tâm linh".
|
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%