Các trường THCS và THPT trên địa bàn TP không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của học sinh như đã tiến hành trong các năm vừa qua.
Không ép buộc học sinh học thêm |
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM ngày 6/9 đã có văn bản hướng dẫn quy định dạy thêm, học thêm bậc THCS và THPT. Theo đó, các trường THCS và THPT trên địa bàn TP không tiếp tục tổ chức dạy học tăng tiết trái buổi có thu tiền của học sinh như đã tiến hành trong các năm vừa qua.
Các hoạt động dạy học trong nhà trường có thu tiền của học sinh và nằm ngoài kế hoạch của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ GD-ĐT ban hành thì nay đều được quy định là hoạt động dạy thêm, học thêm trong nhà trường. Do đó, những hoạt động này phải tuân theo các quy định về dạy thêm, học thêm. Các trường không được cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
Học sinh tham gia học thêm trên cơ sở tự nguyện và được gia đình đồng ý. Không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc gia đình học sinh và học sinh học thêm. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo biên chế các lớp học chính khóa. Học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau. Khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học lực. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày.
Cùng ngày, Sở GD-ĐT TP HCM đã ban hành khung mức thu các khoản theo thỏa thuận năm học 2014-2015. Theo đó, những khoản đóng góp thỏa thuận giữa nhà trường và phụ huynh học sinh được thực hiện trong các khung mức thu sau: Tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày: Bậc mầm non (MN) không thu, tiểu học: 80.000-100.000 đồng, THCS: 90.000-120.000 đồng, THPT: 150.000-200.000 đồng. Tiền tổ chức học tăng cường ngoại ngữ, tin học: Bậc MN không thu, tiểu học: 80.000 -100.000 đồng, THCS-THPT: 100.000-120.000 đồng. Tiền tổ chức phục vụ và quản lý bán trú (tính theo tháng): Bậc MN là 200.000-250.000 đồng, từ tiểu học-THPT: 150.000-200.000 đồng. Tiền vệ sinh bán trú (theo tháng) ở tất cả các bậc học là 30.000-50.000 đồng.
Các khoản tiền ăn, nước uống, tiền học môn năng khiếu tự chọn (theo tháng) ở tất cả bậc học được tính theo chi phí thực tế. Sở GD-ĐT TP HCM cũng quy định các trường dựa vào tình hình thực tế - có tổ chức bếp nấu (hoặc hợp đồng suất ăn), nhu cầu trang bị vật dụng phục vụ bán trú cho cá nhân học sinh (hoặc dùng chung lớp, dùng chung trường)… - để xây dựng dự toán chi làm căn cứ tính toán mức thu cụ thể. Các khoản thu này phải được thống nhất với phụ huynh trước khi thực hiện, khi thu tiền phải cấp biên lai cho từng học sinh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?