Nhang (hương) là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của các gia đình. Tuy có mùi thơm dễ chịu, nhưng khói nhang có thể gây hại cho sức khỏe con người.
|
Nhiễm trùng đường hô hấp
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, khói nhang có thể gây hại tới sức khỏe con người. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng, đốt nhang trong phòng sẽ tạo ra chất carbon monoxide,gây ô nhiễm không khí. Loại khí này có thể dẫn đến tình trạng viêm tế bào phổi, làm tăng nguy cơ biến chứng các cơ quan hệ hô hấp. Một số người mẫn cảm với thành phần của khói nhang còn bị ho và hắt hơi, thậm chí nghẹt thở vì hít quá nhiều khói nhang.
Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn
Khi đốt nhang, nhiều chất gây ô nhiễm không khí thoát ra ngoài như sulfur dioxide, carbon monoxide, oxit nitơ, formaldehyde. Chúng đều là những loại khí có hại cho hệ hô hấp. Khi hít một lượng lớn khói nhang, người sử dụng có nguy cơ mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn.
Nhiều chuyên gia còn cho rằng, khói nhang có tác động tiêu cực ngang với khói thuốc lá.
Khói nhang có tác động tiêu cực ngang với khói thuốc lá.
Gây dị ứng da
Việc tiếp xúc trong thời gian dài với khói nhang sẽ gây kích ứng mắt, đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi. Thêm vào đó, những người có làn da nhạy cảm cũng bị ngứa khi tiếp xúc với khói nhang. Tiến sĩ Anil Ganjoo, bác sĩ da liễu tại trung tâm Dr Ganjoo’s Skin& Cosmetology cho biết: “Những khu vực có da mỏng (như vùng da xung quanh mí mắt, mũi và khuỷu tay) là nơi dễ bị dị ứng. Vì thế, chúng ta nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với khói nhang".
Gây nên triệu chứng thần kinh
Thường xuyên đau đầu, khó tập trung và hay quên là những triệu chứng thần kinh phổ biến mà người sử dụng nhang thường gặp phải. Việc thắp nhang trong nhà còn gây ô nhiễm không khí, làm tăng nồng độ carbon monoxide (CO) và oxit nitơ (NOx) trong máu. Các chất này trực tiếp tác động lên các tế bào não, gây ra các vấn đề về thần kinh.
Tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng thắp hương lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đường hô hấp? Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Ung thư Mỹ cho rằng việc tiếp xúc lâu dài với khói nhang làm tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp cho người sử dụng. Kết quả của nghiên cứu này cũng chứng minh việc sử dụng nhang còn làm tăng nguy cơ ung thư tế bào biểu mô.
Khiến cơ thể dễ nhiễm độc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đốt nhang tỏa ra một làn khói độc hại chứa chì, sắt và magiê. Các loại khí hóa học và hạt vật chất này khiến thận làm việc nhiều hơn để loại bỏ chất độc, dẫn tới các bệnh về thận. Khói nhang cũng làm tăng nồng độ các tạp chất trong máu.
Làm suy yếu hệ tim mạch
Thắp nhang hàng ngàytác động tiêu cực đến sức khỏe hệ tim mạch của bạn. Nghiên cứu mới đây ước tính rằng việc thắp nhang lâu dài làm tăng nguy cơsuy tim lên đến 12% và các bệnh về tim mạch vành 10%. Hít phải các hợp chất trong khói nhang cũng làm tăng nguy cơ viêm mạch máu và ảnh hưởng đến lưu lượng máu, dẫn đến các biến chứng về tim.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%