PGS.TS. Phùng Trung Tập, giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: “Việt Nam hiện chưa có qui định cụ thể về trách nhiệm hình sự trong trường hợp này”.
Tang vật của vụ việc (Ảnh: Tiến Dũng) |
Việc nạn nhân Vũ Hoàng Điệp khai man với cơ quan công an là bị thôi miên cướp mất 1,5 tỷ (thực tế chỉ bị mất 2 chiếc điện thoại cùng với chiếc ví có tổng số tiền là vài trăm ngàn đồng và chiếc thẻ ATM) đã gây xôn xao dư luận. Chỉ vì hành vi khai man này mà ngay sau khi cơ quan công an tìm ra kẻ trộm và sự thật thì bản thân chị Điệp cũng đã bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.
Trao đổi với PV, Đại tá Bùi Văn Đại - Trưởng Công an quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Hành vi khai báo gian dối của chị Vũ Hoàng Điệp (32 tuổi ở ngõ 29, phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình Hà Nôi) có dấu hiệu hình sự về hành vi "khai báo gian dối". Công an quận vẫn đang xem xét, cân nhắc có khởi tố đối với Vũ Hoàng Điệp hay không.
Tuy nhiên, trao đổi với Kiến Thức về trường hợp này, PGS.TS luật Phùng Trung Tập cho rằng: “Hành vi khai lên quá mức của chị Điệp là hành vi không trung thực, có lỗi khai quá mức độ. Tuy nhiên, hành vi khai quá này chưa gây hậu quả nghiêm trọng nào. Cơ quan công an đã điều tra kịp thời và đã có kết luận rõ ràng là chị Điệp thật sự mất trộm, người lấy trộm cũng đã thừa nhận hành vi của mình.
Trong trường hợp này, chị Điệp chỉ có lỗi là khai báo nhiều hơn mức tài sản bị mất. Chị Điệp sẽ bị xử lý hành chính, không thể bị xử lý về hình sự. Trường hợp này không thể áp dụng Điều 307 BLHS hiện hành về “khai báo gian dối”.
Ông cũng cho biết thêm: “Tính đến thời điểm hiện nay thì ở Việt Nam chưa có qui định về trách nhiệm hình sự trong trường hợp này”.
Chị Điệp tại cơ quan công an (Ảnh: Tiến Dũng)
Đối với tình trạng người dân bị mất trộm tài sản ít giá trị thường “e ngại” đến báo công an, PGS.TS luật Phùng Trung Tập cho rằng: “Tâm lý: “mất thì thôi” hoặc “mất rồi sao mà tìm được” là không đúng. Nếu người mất trộm, mất cắp nào cũng có tư tưởng như vậy thì vô hình chung đã tạo ra một tâm lý và ý thức xã hội không lành mạnh. Tội phạm vẫn lọt lưới và người tốt lại sợ kẻ xấu, kỷ cương xã hội và trật tự công cộng sẽ bị xem nhẹ”.
“Người mất trộm, mất cắp tài sản phải hiểu là việc khai báo mình bị mất trộm, mất cắp không những là quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân sống trong một nhà nước pháp quyền. Không nên có tâm lý là mất ít, không đáng kể... , mà xem nhẹ việc khai báo. Vấn đề không phải là tài sản bị mất có giá trị lớn hay nhỏ, mà là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trái pháp luật đều phải bị trừng trị kịp thời và triệt để, nhằm bảo đảm cho kỷ cương pháp luật, trật tự, an toàn xã hội”, ông Phùng Trung Tập nhấn mạnh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?