Giá taxi sang ở Dubai quy ra tiền Việt chỉ 10.000 đồng/km, ăn tối ở khách sạn 5-7 sao khoảng 3 triệu đồng và khi mua vàng tại chợ, số tiền khách phải trả khá rẻ sau khi mặc cả.
Khách Việt đến Dubai mua vàng mặc cả như rau |
Chị Nguyễn Hà (Văn Quán, Hà Nội) vừa hoàn thành chuyến công tác kéo dài khoảng 1 tuần tới Dubai ngay trước Tết Nguyên đán Ất Mùi. Chị Hà cởi mở, ngoài nét hiện đại, hào nhoáng, xa xỉ ở thành phố này, chị sẽ nhớ cả những "bất ổn" về giá cả thị trường và chất lượng dịch vụ tại đây để chia sẻ với bạn bè.
Theo chị Hà, ở Dubai, nếu du khách tới lần đầu chọn đi ô tô là phương tiện đi lại chính thì nên cân nhắc bởi: "Tài xế lái xe dù là taxi, xe cho thuê hay xe tư nhân thì đều lái xe rất liều mạng và nóng tính. Ngay cả trong nội thành, xe cộ nườm nượp nhưng tài xế vẫn được chạy 100-120 km/h. Hậu quả là mình ngồi trên xe chóng mặt nhức đầu và không ít lần hoảng sợ". Ngồi trên xe taxi, chị Hà từng chứng kiến cảnh va chạm lật xe khá nghiêm trọng giữa các tài xế phóng nhanh vượt ẩu và nóng tính.
Hình ảnh một góc Dubai chụp từ tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa.Phía xa là những hòn đảo nhân tạo, nơi các đại gia có thể bỏ tiền mua và đặt tên theo ý thích. Ảnh: Nguyễn Hà.
Chung tâm trạng với chị Hà, gia đình chị Nguyệt Thu (Tây Hồ, Hà Nội) cũng vừa có chuyến du lịch Tết Dương lịch tại Dubai về. Chị chia sẻ: "Có lẽ vì nhiên liệu rẻ nên giá taxi tại Dubai rất hợp lý, quy ra tiền Việt chỉ khoảng 10.000-12.000 đồng/km. Đặc biệt, tôi chưa thấy ở đất nước nào tài xế chạy taxi toàn bằng những chiếc Toyota Camry bạc tỷ như vậy.
Tuy nhiên chuyện tài xế phóng nhanh vượt ẩu diễn ra thường xuyên làm tôi nhiều lần sợ khóc thét".
"Thật tuyệt vời, chúng tôi chỉ phải chi hơn 1 triệu đồng cho một tour phi xe địa hình trên sa mạc, cưỡi lạc đà thoải mái, thưởng thức rượu vang giữa trời đêm sa mạc. Ăn một bữa khá sang trọng cũng 'chỉ' 150-200 USD và thêm 200 USD để lên đài quan sát cao nhất thế giới ngắm toàn cảnh xứ sở nhân tạo xa hoa này. Nơi đây, có tiền là có tất cả!", chị Đỗ Hà Lê (quận 5, TP HCM) chia sẻ trên hành trình du lịch khám phá tiểu vương quốc Dubai.
Tiểu vương quốc Dubai không chỉ được mệnh danh là "thiên đường mua sắm" nhờ quy tụ những trung tâm mua sắm lớn nhất thế giới, hàng ngàn nhãn hiệu thời trang, công nghệ, tiêu dùng nổi tiếng với giá bán hợp lý mà còn được coi là điểm đến du lịch hấp dẫn với những dịch vụ nghỉ dưỡng hàng đầu.
Thời gian lý tưởng để tới "xứ nhà giàu" Dubai là giai đoạn từ tháng 10 năm trước tới tháng 4 năm sau, khi thời tiết mát mẻ và trùng lịch diễn ra những đợt bán hàng giảm giá lớn trên toàn vương quốc. Trong dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán vừa qua, nhiều gia đình Việt đã tranh thủ kỳ nghỉ dài để tận hưởng một cuộc sống khác tại Dubai. Tuy nhiên, theo chia sẻ của một số người tiêu dùng Việt Nam khi đến xứ sở này, những trải nghiệm ấn tượng nhất lại chính là câu chuyện giá cả thị trường.
Một góc tại chợ vàng mua bán mặc cả như rau ở Dubai. Ảnh: Nguyễn Hà.
Ngoài dịch vụ taxi đi lại gây ấn tượng cho du khách về đẳng cấp xe, cước phí rẻ và thái độ phục vụ không giống ai, nơi có tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới, trung tâm thương mại Dubai Mall lớn nhất thế giới, chợ bán vàng theo kg Gold Souk... còn gây sốc cho nhiều "thượng đế" với kiểu bán hàng "nói thách 1 gấp 5".
"Ngay cả tại TTTM Dubai Mall, một chiếc nhẫn kim cương được chủ quầy hét giá 1.500 USD nhưng cuối cùng lại được bán với giá 400 USD sau cuộc mặc cả như những người bán rau bán cá ngoài chợ", chị Nguyễn Hà kể.
Tới chợ vàng Gold Souk, nơi được mệnh danh là địa chỉ bán vàng rẻ nhất thế giới, thói quen nói thách - mặc cả giữa người bán và người mua càng diễn ra sinh động. "Được bạn bè cảnh báo trước chỉ mua vàng trong tiệm lớn và mặc cả triệt để bằng khoảng 1/3-1/4 giá bán khi tới chợ vàng nhưng vợ chồng tôi vẫn sốc với chỗ bán vàng theo kg thay vì theo chỉ này", chị Nguyệt Thu cho biết.
Chị chia sẻ thêm, mẫu mã trang sức tại chợ vàng rất đẹp, phong phú nhưng các chủ tiệm luôn đưa ra mức giá trên trời cho các sản phẩm vàng 18-24K. Vợ chồng du khách Việt Nam hỏi một chiếc vòng được rao giá 800 đôla, mặc cả "vui miệng" còn 300 đôla, ông chủ đồng ý bán luôn khiến anh chồng sợ bị mua hớ nên kiếm cớ thoái thác. Vợ chồng chị Thu quyết định chỉ đi thăm quan, gác chuyện mua vàng tới khi về lại Việt Nam "cho đảm bảo".
Cũng theo chia sẻ của những du khách Việt, văn hóa kim tiền tại Dubai thể hiện rất rõ trong mọi hoạt động kinh doanh, hưởng thụ ở thành phố này. Chuyến công tác của chị Hà vừa qua nhằm dịp khai trương gian hàng, giới thiệu các sản phẩm hàng Việt Nam xuất khẩu tại TTTM lớn nhất thế giới Dubai Mall. Theo chị, gian hàng Việt Nam dù có diện tích khiêm tốn nhưng nhờ ngân sách đầu tư cho truyền thông đã mời được con trai của chủ tịch tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa tới tham dự.
"Tại đây, có tiền là có mọi thứ, kể cả một đảo quốc mang tên mình", chị Nguyễn Hà nói khi kể lại câu chuyện về những hòn đảo nhân tạo ở Dubai - nơi mà các đại gia có thể bỏ tiền để mua được một hòn đảo và đặt tên theo ý muốn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%