Bát hủ tiếu dậy mùi thơm của hành phi, nước dùng ngọt từ sườn non, xen lẫn với mọc, ăn một bát lại muốn ăn thêm.
![]() |
Món ăn có thể dùng vào bữa trưa hoặc tối |
Nguyên liệu:
- 600g sườn non
- 500g xương lợn
- 1 củ cải trắng
- 1 củ cải muối (sá bấu)
- 300g mọc
- 1 nhúm tôm khô
- Hành khô, hành lá, muối, nước mắm, đường phèn
- Hủ tiếu khô có thể dùng hủ tiếu tươi
- Giá đỗ, hẹ, hành lá, dầu ăn.
Cách làm:
Củ cải muối rửa sạch, xả qua nhiều lần nước cho bớt mặn. Tôm khô ngâm nở, rửa sạch. Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khoanh tròn.
Xương lợn, sườn non rửa sạch, đun nồi nước sôi cho xương và sườn vào chần sơ khoảng 3 phút, vớt ra rửa lại cho thật sạch. Cho xương lợn, sườn non vào nồi thêm củ cả muối, củ cải trắng, tôm khô, một ít đường phèn thêm nước lạnh ngập mặt, đun sôi, thỉnh thoảng hớt bọt cho nước dùng được trong.
Mọc cho ra bát thêm một thìa nhỏ màu dầu điều, hành khô thái nhỏ, một ít hạt tiêu, dùng thìa quết nhuyễn.
Hành lá, hẹ, giá đỗ rửa sạch, để ráo.
Đun nồi nhỏ, cho sợi hủ tiếu khô vào luộc, luộc từ 4 đến 6 phút thì vớt ra và xả lại dưới vòi nước lạnh để không bị dính chùm, để ráo nước.
Nồi nước dùng sau khi hầm khoảng từ 1 tiếng trở lên, bạn nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn. Đun nóng một ít màu dầu điều, phi hành đến khi vàng đều thì nhấc nồi ra khỏi bếp.
Dùng thìa múc hỗn hợp mọc thả vào nồi xương, đun sôi và hành phi có lẫn cả dầu màu dầu điều ở bước 6 vào nồi xương, tiếp tục đun đến khi mọc chín.
Khi dùng cho hủ tiếu vào bát lớn, chan nước dùng và múc một ít mọc, thêm sườn non vào bát lớn, dùng kèm với rau và tương ớt.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
Hồ nước tự nhiên lớn nhất Việt Nam: Tuổi đời hơn 200 triệu năm, được ví như ‘viên ngọc xanh của nhân loại’
-
5 ngôi chùa đẹp, linh thiêng gần Hà Nội, ai chưa đi hãy nên thử một lần
-
Nơi sở hữu hang động lớn nhất thế giới tại Việt Nam là điểm đến tiết kiệm nhất châu Á 2025
-
Về Phú Thọ đừng bỏ lỡ 5 điểm du lịch này dịp Giỗ Tổ Hùng Vương




-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất