Khi người dân phản ứng thì có khoảng chục ôtô chở các thanh niên lạ mặt cầm theo gậy gộc lao vào hành hung bà con...
Bà Lương Thị Dính bị các đối tượng lạ mặt ném gạch bị thương ở đầu |
Hơn 50 đối tượng lạ mặt đã dùng gậy gộc đánh đập những người dân không chịu bàn giao đất cho Công ty TNHH Hoa Thành để xây dựng nhà máy sản xuất giấy xuất khẩu tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Vụ việc xảy ra chiều 21/4 khi Công ty TNHH Quỳnh Dương được Công ty Hoa Thành thuê triển khai lực lượng, đưa máy móc vào khu đất để chuẩn bị tiếp tục san mặt bằng, san lấp công trình.
Đánh người giữa ban ngày
Theo người dân, khoảng 12h30, công ty đưa người đến yêu cầu dân ra khỏi khu đất nhưng người dân không đồng ý. Khi người dân phản ứng thì có khoảng chục ôtô chở các thanh niên lạ mặt cầm theo gậy gộc lao vào hành hung bà con. Ông Vũ Bá Phượng (thôn Trâm Khê, xã Đại Thắng) kể: “Họ ném gạch vào đám đông và dùng gậy gộc vụt vào người chúng tôi. Một số người hoảng quá bỏ chạy, đám thanh niên này liền đuổi theo bắt để đánh đấm”. Ông Phượng bị một số vết bầm tím ở vai, chảy máu mũi, tay và chân cũng bị thương nhẹ.
Một trong những người bị thương nặng nhất là bà Lương Thị Dính (42 tuổi, ở thôn Trâm Khê). Tiếp xúc với phóng viên tại trụ sở UBND xã, bà Dính cho biết: “Tôi bị một thanh niên ném nửa viên gạch vào đầu. Tôi choáng quá ngã ra đất, sờ lên đầu thì thấy máu chảy. Lúc tôi bò ra khỏi đám đông, có hai thanh niên mặc áo cộc, xăm trổ đầy tay, vác gậy đuổi theo vụt vào đùi tôi. Mấy người này còn chửi và dọa: Chúng mày không cút khỏi khu đất này thì bọn tao đập chết”.
Khoảng 13h30, Công an huyện Tiên Lãng đã triển khai lực lượng đến hiện trường giải quyết vụ việc. Khi công an tới, những người này đã lên xe bỏ chạy. Sau khi vụ việc kết thúc, có khoảng mười người dân bị thương và được đưa đến Bệnh viện huyện Tiên Lãng để sơ cứu vết thương, kiểm tra sức khỏe.
Chính quyền chưa cho doanh nghiệp thi công
Chiều cùng ngày, trao đổi với báo chí, ông Hà Như Nam - giám đốc Công ty TNHH Hoa Thành - cho biết khu đất rộng hơn 88.000m2 được UBND TP Hải Phòng thu hồi giao cho công ty thuê từ năm 2004. Công ty đã đền bù giải phóng mặt bằng nhưng hơn tám năm nay vẫn chưa được giao đất. “Hôm nay (ngày 21/4), chúng tôi thuê đối tác đưa lực lượng đến để đảm bảo trật tự chuẩn bị đưa máy móc vào thi công” - ông Nam nói.
Ông Nam cho biết công ty không liên quan đến việc hành hung dân. “Việc này nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi không thuê các đối tượng này đến hành hung bà con. Khi nghe báo cáo có các đối tượng xã hội đen xô xát với bà con thì công ty đến để nắm tình hình” - ông Nam khẳng định.
Ông Vũ Đức Cảnh, phó chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng, cho biết từ đầu tháng 4 UBND TP Hải Phòng đã có thông báo yêu cầu công ty dừng thi công, chưa được triển khai các hoạt động trên khu đất khi chưa giải quyết xong các khiếu nại của dân. Ông Cảnh khẳng định: “Hôm nay chính quyền huyện cũng không cho phép Công ty Hoa Thành thực hiện. Công ty tự ý làm thì phải tự chịu trách nhiệm mọi việc. Công an cũng vào cuộc để điều tra các đối tượng tham gia hành hung dân”.
Theo ông Cảnh, lý do người dân dựng lều giữ đất không chịu bàn giao mặt bằng trong tám năm qua là vì tiền đền bù dự án thấp, mọi khiếu nại chưa được giải quyết rõ ràng nên chính quyền cũng chưa tiến hành cưỡng chế. “Quan điểm của chính quyền huyện là một khi quyền lợi của người dân chưa được giải quyết thì dứt khoát chưa để công ty làm. Huyện cũng cần thu hút đầu tư nhưng không phải bằng mọi giá mà phải dựa trên quyền lợi chính đáng của dân được đảm bảo” - ông Cảnh nói.
Giá đền bù đất 20.000 đồng/m2 UBND TP Hải Phòng có quyết định thu hồi hơn 88.000m2 đất nông nghiệp của 123 hộ dân tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng để giao cho Công ty TNHH Hoa Thành xây dựng công ty sản xuất giấy xuất khẩu từ năm 2004. Giá đền bù đất cho người dân được tính gần 20.000 đồng/m2. Tính tổng các khoản tiền hỗ trợ hoa màu, hỗ trợ việc làm người dân mất đất được đền bù 23.700 đồng/m2. Tính đến năm 2011, có 9/123 hộ dân không nhận đền bù. Đến tháng 4/2013 vẫn còn một gia đình chưa nhận đền bù. Hiện có hơn 100 hộ dân vẫn khiếu nại, không bàn giao mặt bằng. Theo quy định của Luật đất đai, khi chưa giải tỏa, cưỡng chế xong, chưa có mặt bằng “sạch” thì chính quyền chưa được làm hợp đồng thuê đất với công ty. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%