Theo kế hoạch của TAND tỉnh Thanh Hóa, ngày 21/9 tòa sẽ khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử nhóm cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hóa nhận tiền mãi lộ.
Nguyên nhà báo Hoàng Khương tại tòa |
Loạt bài điều tra trên do phóng viên Hoàng Khương (tên thật là Nguyễn Văn Khương) thực hiện.
Tuyến bài trên được Hoàng Khương (lúc đó là phóng viên ban chính trị) thực hiện theo sự chỉ đạo của ban biên tập. Để thực hiện điều tra, ghi hình CSGT nhận mãi lộ trên đường, Hoàng Khương đã nhập vai phụ xế cùng với chủ xe chở gỗ Hồ Tấn Phương và lái xe Nguyễn Xuân Tình đi thực tế dọc tuyến quốc lộ 1 từ Nam ra Bắc.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, PV Hoàng Khương đã quay phim, chụp hình, ghi âm lại các vụ việc CSGT đòi tiền mãi lộ của tài xế đường dài để hoàn thành bài viết. Loạt bài điều tra đã được dư luận xã hội quan tâm, đánh giá cao công sức, sự dấn thân của phóng viên.
Ngay sau khi bài đăng, cơ quan điều tra Bộ Công an đã đến làm việc, đề nghị ban biên tập cung cấp các tài liệu có liên quan đến bài viết. Ban biên tập đã hợp tác cung cấp các chứng cứ mà Hoàng Khương đã thu thập được cho cơ quan điều tra. Kết quả giám định các dữ liệu ghi âm, ghi hình mà PV cung cấp là một trong các chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng dùng để khởi tố, truy tố nhóm CSGT Công an Thanh hóa đã có hành vi đòi mãi lộ 5 triệu đồng của tài xế xảy ra vào đêm 31/7/2011.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao đã truy tố ba bị can gồm Lê Hồng Duân (37 tuổi, nguyên thiếu tá CSGT), Nguyễn Thanh Hải (27 tuổi, nguyên trung úy CSGT), cả hai đều là cán bộ trạm CSGT quốc lộ 1A Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa về tội “nhận hối lộ”. Bị cáo Nguyễn Văn Đôi (49 tuổi, người dân trú tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) cũng bị truy tố về cùng tội danh do đã tham gia với vai trò giúp sức.
Theo VKS: tối 31/7/2011, mặc dù không có trong kế hoạch tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ về việc lập một điểm trên quốc lộ 1A nhưng Lê Hồng Duân đã cho tổ tuần tra kiểm soát của mình lập điểm kiểm soát trước cửa nhà của Nguyễn Văn Đôi (quốc lộ 1A), đồng thời dừng, kiểm tra xe.
Khi phát hiện xe chở gỗ có dấu hiệu vi phạm về vận chuyển hàng hóa, các CSGT đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây sách nhiễu để nhận hối lộ của chủ xe Hồ Tấn Phương và lái xe Nguyễn Xuân Tình số tiền 5 triệu đồng. Toàn bộ quá trình sách nhiễu của nhóm CSGT trên đã được Hoàng Khương ghi âm, quay phim lại.
Trong vụ án này, các anh Nguyễn Xuân Tình và Hồ Tấn Phương đã có hành vi đưa tiền cho CSGT, đủ yếu tố cấu thành của tội đưa hối lộ theo điều 289 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, do các anh Phương, Tình đã chủ động tố cáo vụ việc trước khi vụ án được khởi tố, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra làm sáng tỏ vụ việc nên cơ quan điều tra và VKS đã áp dụng quy định về miễn trách nhiệm hình sự cho người đưa hối lộ chủ động tố cáo tiêu cực, không xem xét trách nhiệm hình sự của anh Phương, anh Tình.
Theo VKS, việc này nhằm động viên, khuyến khích những người đã lỡ phạm tội hợp tác với cơ quan có thẩm quyền cùng ngăn chặn tệ nạn tham nhũng.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%