Hôm nay 9/3, TAND tỉnh Bắc Giang tiếp tục phiên xử bị cáo Lý Nguyễn Chung với phần tranh luận và tuyên án.
|
Theo nhận định của nhiều chuyên gia pháp luật, bị cáo khó thoát mức án “kịch trần”. Do thời điểm phạm tội Lý Nguyễn Chung chưa đủ 16 tuổi nên mức án cao nhất đối với bị cáo trong trường hợp này là 12 năm tù.
Viện kiểm sát bác bỏ nghi ngờ có đồng phạm
Theo quan điểm luận tội của đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận hết sức quan tâm. Qua điều tra, xác định bị cáo Chung thực hiện hành vi một mình, không có đồng phạm. Cáo trạng truy tố Chung về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” là có căn cứ, đúng người, đúng pháp luật.
Đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố bị cáo Chung như cáo trạng, khẳng định Lý Nguyễn Chung đã một mình thực hiện một chuỗi hành vi côn đồ, hung hãn, gây tổn thất lớn cho gia đình nạn nhân, gây bất bình trong dư luận.
Vị công tố nhấn mạnh, Lý Nguyễn Chung không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, bị cáo chưa có tiền án, tiền sự, là người dân tộc thiểu số, thời điểm phạm tội chưa đủ 16 tuổi nên theo các quy định pháp luật áp dụng với người chưa thành niên phạm tội của Bộ luật Hình sự, mức hình phạt cho bị cáo không quá 12 năm tù.
Về quan điểm của bà Nguyễn Thị Hội - mẹ đẻ nạn nhân Hoan, đại diện hợp pháp cho người bị hại cho rằng, ngoài hai chiếc nhẫn thì chị Hoan còn bị cướp đi một đôi hoa tai và sợi dây chuyền vàng, đại diện VKS khẳng định không có cơ sở xác định bị cáo Lý Nguyễn Chung cướp các tài sản trên của chị Hoan. Các tình tiết khách quan của vụ án không thể hiện vấn đề này mà chỉ dựa vào lời khai một phía của gia đình người bị hại nên không đủ cơ sở để xem xét.
Về tình tiết hai chiếc nhẫn mà Chung cướp của chị Hoan được gia đình nạn nhân cho rằng nhẫn vàng ta, sau đó bị cáo đưa cho anh trai là Lý Văn Phúc cầm, hiện anh Phúc đã chết nên không có cơ sở làm rõ. Theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, không có cơ sở xác định đây là nhẫn vàng và không thể buộc trách nhiệm bị cáo phải bồi thường.
Đại diện VKS cũng nêu rõ, người nhà của Lý Nguyễn Chung gồm cha đẻ, mẹ kế, anh trai, chị dâu có dấu hiệu che giấu và không tố giác tội phạm, nhưng do đã hết thời hiệu xử lý nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý là có cơ sở.
Liên quan đến vụ án này, trong thời gian Lý Nguyễn Chung lẩn trốn, ông Nguyễn Thanh Chấn đã phải chịu oan án vì bị khép tội là thủ phạm thay cho bị cáo Chung. Đến nay ông Chấn đã được xác định không gây ra cái chết cho chị Hoan. Việc xử lý các hậu quả của vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn không liên quan đến vụ án này.
Ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Tại phiên tòa, về trách nhiệm dân sự, bà Hội đưa ra yêu cầu bị cáo phải bồi thường thiệt hại 80 triệu đồng gồm tiền mai tang phí và tổn thất tinh thần. Hai người con trai của nạn nhân đề nghị cấp dưỡng 2 triệu đồng/tháng đến khi đủ 18 tuổi và yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần tổng cộng 70 triệu đồng.
Tuy nhiên, khi phát biểu đề nghị về mức bồi thường, quan điểm của VKS cho rằng yêu cầu bị cáo bồi thường cho gia đình bị hại số tiền từ 79 – 84 triệu đồng và hơn 28 triệu đồng cấp dưỡng cho hai con của nạn nhân. Như trên đã phân tích, hai chiếc nhẫn bị cướp mà gia đình bị hại cho rằng nhẫn bằng vàng ta, hiện không có căn cứ để làm rõ.
Do thời điểm gây án Lý Nguyễn Chung mới 15 tuổi nên bố bị cáo là ông Lý Văn Chúc phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân. VKS đề nghị buộc ông Lý Văn Chúc phải bồi thường cho gia đình bà Nguyễn Thị Hội từ 79 đến 84 triệu đồng, đồng thời thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với 2 con của chị Hoan từ thời điểm bị cáo phạm tội đến khi các cháu đủ 18 tuổi (ước tính số tiền khoảng 28 triệu đồng).
Trước yêu cầu này, ông Chúc trả lời: “Tùy theo pháp luật giải quyết. Tôi không làm ra được tiền nhưng nếu trong khả năng tôi sẽ cố gắng thu xếp. Còn Chung, nó ở tù, vợ nó một nách hai con nhỏ, không kiếm được tiền nên cũng khó”. Bị cáo Lý Nguyễn Chung chấp nhận mức bồi thường theo pháp luật và hứa sẽ thực hiện nghĩa vụ này khi ra tù.
Hôm nay Tòa sẽ tiếp tục phần tranh luận và tuyên án.
Một lãnh đạo VKSND tỉnh Bắc Giang có mặt theo dõi phiên xử cho biết, quá trình điều tra vụ án Lý Nguyễn Chung, cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang đã cho bị cáo tiến hành thực nghiệm hiện trường với quy trình thận trọng, tỉ mỉ, chặt chẽ. Biết rằng nỗi đau đớn, mất mát của gia đình nạn nhân không gì bù đắp được và gia đình nạn nhân có quyền đặt ra các nghi vấn. Tuy nhiên, việc các cơ quan tố tụng kết tội bị cáo phải dựa vào các chứng cứ, tình tiết khách quan của vụ án, dựa trên cơ sở khoa học pháp lý, tuyệt đối không để những hoài nghi “sót người, bỏ lọt hành vi” gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin vào tính khách quan, công bằng của pháp luật.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%