Hiệu trưởng trường Đinh Tiên Hoàng cho rằng các em đi học chứ không phải đi biểu diễn mà cần phải nhuộm tóc, nhuộm đầu.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho rằng học sinh đã đến trường thì phải tóc đúng màu. (Ảnh Mai Châm) |
Hiện nay, câu chuyện thầy Bùi Thành Đông (trường THPT Thanh Miện I, Hải Dương) ủng hộ việc học sinh nhuộm tóc, sử dụng điện thoại ở trường đang gây xôn xao trong giới học sinh. TS Tâm lý Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) đã có những chia sẻ xung quanh sự việc này.
Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm không đồng tính với việc để học sinh nhuộm tóc đến trường. (Ảnh Thiên Trường)
- Ông nghĩ gì khi thầy Bùi Thành Đông ở Hải Dương đồng tình với việc cho học sinh nhuộm tóc và sử dụng điện thoại di động trong trường học?
- Thầy giáo không được ra những quy định trái với quy định của Bộ GD-ĐT. Việc học sinh đến trường mà trang điểm là cũng bị cấm. Học sinh đến trường không được mang trang sức, đồ trang điểm, đánh son tô phấn.
Điện thoại di động thì trong giờ học không được sử dụng. Ai sử dụng điện thoại trong giờ học sẽ bị kỷ luật nhưng không cấm học sinh mang điện thoại đến trường.
Không thể nói bừa như thầy Đông được.
- Thầy Đông có suy nghĩ rằng: “Nhuộm tóc là đẹp, không đẹp thì làm sao nó được du nhập vào Việt Nam, không đẹp thì làm sao mà các diễn viên, ca sĩ cũng nhuộm? Nhuộm tóc là tiếp cận với văn minh của thế giới”. Tuy nhiên, trong môi trường giáo dục, điều đó có còn là đẹp?
- Có thể thông cảm và chia sẻ với học sinh bây giờ các em có nhu cầu làm đẹp nhưng không thể để học sinh đến trường với mái tóc xanh, đỏ, tím, vàng. Vì vậy các thầy cô giáo cần cương quyết nhưng cũng hết sức linh hoạt trong việc xử lý các học sinh này.
- Ở đây việc cương quyết và linh hoạt trong cách giáo dục học sinh sẽ được thể hiện như nào thưa ông?
- Ví dụ như ngày xưa ở trường tôi, sau ngày lễ Giáng sinh các em có thể nghịch ngợm nhuộm tóc. Nếu là trước đây thì tôi sẽ yêu cầu em học sinh đó về ngay lập tức để nhuộm lại tóc đen trước khi đến trường nhưng bây giờ thì sẽ cho các em thêm một ngày để các em đó tự nguyện thay đổi, nhuộm lại tóc.
Nếu hôm sau không có mái đầu đen tới trường thì nhất định không cho vào lớp học. Bây giờ cần giáo dục một cách mềm dẻo nhưng không phải là mở cửa tự do để học sinh muốn làm gì thì làm.
- Thầy Đông có cho rằng, các em được phép nhuộm tóc trong một “khuôn khổ nhất định”?
- Tôi lại cho rằng không được cho học sinh nhuộm tóc. Việc đó không có một giới hạn nào hết.
Trong giáo dục thì mình cũng cần hiểu là học sinh có nhu cầu làm đẹp thái quá thì người giáo viên cần tìm cách giáo dục và giúp đỡ các em. Không để các em thích làm gì thì làm. Như vậy sao còn ra trường học nữa?
- Phải chăng các em học sinh đang chưa hiểu được thấu đáo vấn đề?
- Đây là việc học sinh nhận thức chưa đúng thì chúng ta cần phải thuyết phục học sinh, giáo dục học sinh. Không được khuyến khích học sinh nhuộm tóc.
Vì các em đi học chứ có đi biểu diễn gì đâu mà cần nhuộm tóc, nhuộm đầu. Học sinh thì phải tập trung vào nhiệm vụ học tập, nếu chỉ quan tâm đến việc nhảy nhót, đầu tóc thì còn thì giờ đâu dành cho việc học tập.
- Liệu rằng, chúng ta có nên “nhân nhượng” cho học sinh nếu các em chỉ nhuộm tóc trong “khuôn khổ”?
- Nếu các em chỉ nhuộm một ít cũng phải nhuộm lại cho tử tế và không thể nhân nhượng. Bây giờ các em được nhuộm một ít thì sau này các em sẽ lại nhuộm cả đầu. Như thế sẽ rất xấu.
Ở trường nào thì có thể nhân nhượng việc đó nhưng trường tôi thì nhất quyết không nhân nhượng. Các học sinh trường tôi đều mặc đồng phục như nhau, không tô son má phấn .
Ở môi trường nào cần phải theo môi trường đó. Không thể nói bây giờ cởi mở thì học sinh có thể ăn mặc sexy tới trường được. Nếu mà theo lý luận đó thì học sinh muốn ăn mặc sexy đến trường thì chúng ta cho ăn mặc sexy sao?
Trong nhà trường cần phải có kỷ luật, có nề nếp. Không có kỷ luật và nề nếp thì không thể nói gì đến chất lượng.
- Phải chăng chúng ta vẫn chưa cởi mở khi vẫn gò ép học sinh vào cái “khuôn mẫu của năm 1912” như cách nói của thầy Đông?
- Trong cách giáo dục hiện đại, người giáo viên không được áp đặt, không được đàn áp học trò, mà cần hướng dẫn các em, tranh luận những gì các em không hiểu để các em thấy được việc làm đó là không nên.
Ở môi trường quốc tế, người ta cũng có cái chuẩn mực. Không phải ai muốn làm gì ở trường học thì làm. Đến thế kỷ 22 thì trường học vẫn phải có nề nếp.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?