Phó cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình (Bộ Xây dựng) nhận định sự cố sụt lún trên tuyến huyết mạch Lê Văn Lương do cống bị rò rỉ.
Ngày 20/8, "hố tử thần" trên phố Lê Văn Lương kéo dài đã lan rộng hơn. |
Trao đổi với PV chiều 20/8, Phó cục trưởng Bùi Trung Dung cho rằng, để xác định chính xác nguyên nhân sự cố, cơ quan chức năng cần kiểm tra số liệu quan trắc của công trình thi công thuộc Công ty CP Sông Đà Thăng Long với 3 tầng hầm, như độ lún, độ nghiêng của cừ bảo vệ đã ảnh hưởng đến khu vực lân cận như thế nào. Nếu công trình này tạo dịch chuyển đất thì có thể gây rò rỉ nước trong cống ngầm, kéo cát từ trên xuống và gây vỡ đường ống.
Theo ông Dung cơ quan chức năng cần kiểm định trong quá trình thi công tuyến đường Lê Văn Lương kéo dài, nền đường có chịu được lực hay không. Đặc biệt là kiểm tra ngay năng lực thi công của các nhà thầu trên đoạn đường này.
"Nguyên nhân ban đầu có thể xác định là do rò rỉ nước gây sụt lún. Tuy nhiên, vẫn phải kiểm định kích thước đường ống cống, khả năng chịu lực của cống", ông Dung nói.
Lãnh đạo Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình cũng cho rằng, trước mắt, các đơn vị có liên quan cần hoàn trả mặt đường để đảm bảo cho các phương tiện lưu thông. Việc khôi phục lại mất khoảng 10 ngày, chi phí khoảng 2 tỷ đồng.
Trực tiếp đến hiện trường vụ sụt lở, TSKH Vũ Cao Minh, Viện địa chất, nhận xét, “hố tử thần” trên đường Lê Văn Lương kéo dài xuất hiện là do lỗi kỹ thuật trong quá thi công, không phải do thiên nhiên như hố sụt dưới lòng đất. Tuy nhiên, lỗi cụ thể như thế nào thì do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác minh.
“Hà Nội cũng có nhiều vùng đất yếu, có tình trạng đất cát chảy, song những người có chuyên môn tốt thì sẽ thiết kế nền móng phù hợp, song nếu không khảo sát tốt thì tất yếu gây ra sự cố”, ông Minh bày tỏ.
Nguyên Cục trưởng Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình Trần Chủng nêu vấn đề, hệ thống đường ống cống ở tuyến đường huyết mạch Lê Văn Lương có đường kính khoảng 1m thì quá nhỏ, đây như là đường cống nhánh chứ không phải là cống chính. Do vậy, khả năng tiêu thoát nước cho khu vực này hạn chế. Khi mưa lớn, áp lực nước trong cống ngầm tăng cao, cũng có thể gây sự cố.
Ngoài ra, ông Trần Chủng đưa ra nhiều khả năng như khảo sát địa chất chưa kỹ, sự đầm nén khi thi công đường không tốt thì cũng có thể gây ra sự cố.
Sáng 19/8, một hố sụt lở khổng lồ xuất hiện giữa đường Lê Văn Lương kéo dài và ngày càng lan rộng, ngay sau khi Hà Nội trải qua một trận mưa lớn. Cơ quan chức năng đã có mặt kịp thời, phân luồng cấm phương tiện qua lại, nên không xảy ra thiệt hại về người và tài sản của người dân.
- 7 ngày nữa nếu muốn xuất nhập cảnh, công dân bắt buộc phải thực hiện quy định mới này
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành