Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc xâm hại tình dục trong hôn nhân là vấn đề của bạo lực gia đình chứ không phải tội phạm hình sự.
|
Đây chính là “khoảng trống” của pháp luật và là một trong những nguyên nhân làm cho các vụ bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng ngày càng nhiều hơn?
Thản nhiên làm nhục vợ trước mặt công an
Ngày 21/11/2014, trong chương trình cuộc sống thường nhật của VTV1, một người phụ nữ đã dũng cảm trực tiếp lên sóng truyền hình chia sẻ về câu chuyện cuộc đời đầy bi kịch của mình khi bị chính người chồng bạo hành tình dục ngay cả khi ốm đau, khi sức khoẻ không đảm bảo và bản thân chị không tự nguyện khiến khán giả bức xúc lẫn xót thương.
Tương tự là trường hợp một phụ nữ 54 tuổi từng phải 5 năm trời chịu đựng để chồng quan hệ tình dục qua đường hậu môn, dẫn đến hậu môn bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục. Nhiều khi đau đớn quá, bà quỳ xuống xin chồng tha nhưng ông chồng không nghe.
Trước đó, ngày 10/9/2009 tại xã Tiến Lợi, TP.Phan Thiết (Bình Thuận) đã xảy ra sự việc đối tượng Hoàng Sơn Linh cầm dao uy hiếp buộc người vợ của Linh về nhà để đánh đập và tuyên bố giết vợ rồi tự sát. Khi Cảnh sát 113 và công an xã đến thuyết phục, vận động thì Linh đã lột quần áo, hiếp dâm vợ ngay giữa nhà... Sau đó, Hoàng Sơn Linh chỉ bị xử lý về hành vi “Làm nhục người khác”.
Trên đây chỉ là một số vụ việc điển hình. Bên cạnh sự câm nín vì xấu hổ của nạn nhân thì pháp luật cũng “đóng góp” một phần không nhỏ bởi những “khoảng trống” của mình. Thực tế, các Điều luật 111 và 113 Bộ luật Hình sự thì không có phân biệt giữa chủ thể của tội phạm (người có hành vi phạm tội) và người bị hại phải có hay không có quan hệ hôn nhân (vợ - chồng). Do đó, nếu chồng có hành vi cưỡng dâm hay hiếp dâm vợ thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội này.
Tuy nhiên, thực tế hầu như chưa có trường hợp nào chồng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi hiếp dâm hoặc cưỡng dân vợ của mình. Những hành vi như trên của người chồng chỉ bị xử lý theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.
Minh họa nguồn internet.
Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân - không thể vô tội!
Tại buổi hội thảo “Định kiến giới và tiếp cận công lý của phụ nữ trong những vụ án bạo lực trên cơ sở giới” trong khuôn khổ Chương trình Đối tác tư pháp nhằm góp phần hoàn thiện 2 Bộ luật Hình sự và Tố tụng Hình sự, do Bộ Tư pháp phối hợp với các tổ chức phi chính phủ tổ chức vào đầu tháng 4/2015, quan điểm của các diễn giả cho thấy, mặc dù theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam thì pháp luật không loại trừ hành vi hiếp dâm hoặc cưỡng dâm trong quan hệ hôn nhân.
Tuy nhiên, với một nước có nền văn hóa Á Đông truyền thống như Việt Nam thì những quy định về tội “Hiếp dâm” theo Điều 111 và tội “Cưỡng dâm” theo Điều 113 “mặc nhiên” được hiểu là không bao gồm trường hợp hiếp dâm hoặc cưỡng dâm trong quan hệ hôn nhân.
Qua khảo sát thực tiễn một số địa phương cũng như phản ánh của các kênh thông tin, truyền thông thì tình trạng xâm hại tình dục trong quan hệ hôn nhân xảy ra ngày càng nhiều, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số. Có điều, nhiều người vẫn cho rằng nếu có xảy ra việc xâm hại tình dục trong hôn nhân thì đây là vấn đề của bạo lực gia đình chứ không phải tội phạm hình sự.
Đây được coi là một trong những “khoảng trống” của pháp luật và là một trong những nguyên nhân làm cho các vụ bạo lực tình dục trong quan hệ vợ chồng chưa được xử lý hình sự, trong khi các hành vi này về bản chất không khác gì những hành vi xâm hại tình dục theo nghĩa thông thường.
Theo bà Lê Thị Vân Anh - Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, hiện nay với những khó khăn trong việc xử lý hình sự thì việc xử lý hành chính đối với hành vi cưỡng bức tình dục trong hôn nhân cũng chưa được thừa nhận. Nạn nhân bị cưỡng bức quan hệ tình dục trong hôn nhân chỉ được áp dụng một số biện pháp hỗ trợ bảo vệ được quy định tại Luật Phòng chống bạo lực gia đình như: biện pháp cấm tiếp xúc giữa nạn nhân và người thực hiện hành vi cưỡng bức quan hệ tình dục do tòa án hoặc Chủ tịch UBND xã quyết định.
Tuy nhiên, biện pháp hỗ trợ này chỉ áp dụng khi nạn nhân của tình trạng cưỡng bức tình dục có đủ 3 điều kiện: nạn nhân đồng ý có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp này; hành vi cưỡng bức tình dục gây tổn hại sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của nạn nhân; nạn nhân và người thực hiện hành vi vi phạm có nơi ở khác nhau trong thời gian cấm tiếp xúc.
Nhưng để đáp ứng đủ 3 điều kiện trên không phải dễ vì xu hướng chung người phụ nữ thường lựa chọn giải pháp chịu nhịn cho yên cửa yên nhà và nếu có kiện họ cũng không biết đi đâu về đâu vì quan niệm “gái theo chồng” và không phải địa phương nào cũng có địa chỉ tin cậy tại cộng đồng hay nhà tạm lánh.
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn