Do não không được nghỉ ngơi và nạp năng lượng đủ nên sau một đêm mất ngủ bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải dẫn tới trí nhớ của bạn sẽ giảm sút đi đáng kế.
|
1. Tăng huyết áp
Nếu bạn không ngủ đủ giấc có thể dẫn tới các bệnh về tăng huyết áp, về lâu dài còn có thể tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, nguy hiểm hơn là dẫn tới đột qụy.
2. Ảnh hưởng đến sắc đẹp
Mắt sưng to, nhiều quầng thâm, da sạm, mặt hốc hác… là những biểu hiện bạn không thể tránh khỏi khi trải qua một đêm mất ngủ. Vì vậy, việc bạn cần làm trước khi đi ngủ là nhâm nhi một số loại đồ uống thảo dược, nó sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên thoa một chút kem dưỡng ẩm để da không bị khô.
Mắt sưng to, nhiều quầng thâm, da sạm, mặt hốc hác… là những biểu hiện
bạn không thể tránh khỏi khi trải qua một đêm mất ngủ. Ảnh minh họa.
3. Suy giảm trí nhớ
Do não không được nghỉ ngơi và nạp năng lượng đủ nên sau một đêm mất ngủ bạn sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải dẫn tới trí nhớ của bạn sẽ giảm sút đi đáng kế. Nếu như tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài nó có thể khiến cho trí nhớ bị suy giảm.
Để khắc phục tình trạng này, mỗi sáng thức dậy bạn nên vận động một lúc dưới ánh nắng mặt trời. Nên đặt ra thời gian ngủ và thức dậy cố định, ngay cả vào cuối tuần. Những điều trên sẽ giúp cho đồng hồ sinh hoạt của bạn đi đúng hướng, giấc ngủ đúng giờ bạn sẽ cảm thấy tinh thần minh mẫn hơn.
4. Tinh thần không minh mẫn
Ngủ thiếu giấc sẽ làm cho ta thấy mệt mỏi, dẫn tới việc mất tập trung trong công việc, đặc biệt có thể gây tai nạn khi ta đang điều khiển giao thông. Bạn nên uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ để có một giấc ngủ ngon hơn.
5. Suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch là một trong những tác hại không thể bỏ qua của thiếu ngủ. Nếu bạn không có một đêm ngon giấc hay tránh xa bất cứ ai ho, hắt hơi, và ăn thêm những thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, hãy nên để đèn ngủ khi đi ngủ để giấc ngủ chìm vào được sâu hơn.
6. Ảnh hưởng tâm lý và dễ bị căng thẳng
Khi thiếu ngủ dẫn tới cơ thể mệt mỏi làm cho tâm lý của bạn trở nên thay đổi. Bạn hay thấy mình cáu gắt, trầm cảm, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu….
Vì vậy nếu bạn cảm thấy khó chìm sâu vào giấc ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn, nghỉ ngơi thế nào cũng không giải tỏa được, đừng ngại mà hãy đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được tư vấn.
7. Loãng xương (xương yếu)
Ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có thể làm mật độ xương giảm đi đáng kể, từ đó dẫn đến việc xương yếu và giòn. Ngoài ra, khi cơ thể thiếu ngủ thành phần khoáng chất trong xương cũng giảm khiến xương dễ gãy hơn và gây ra đau khớp.
8. Ung thư
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngủ không đủ giấc gây ra bệnh ung thư vú và nhiều loại ung thư khác. Thiếu ngủ khiến cơ thể không thể loại bỏ triệt để các gốc tự do có khả năng hủy hoại tế bào và gây ung thư, đồng thời còn khiến các độc tố tích tụ nhiều hơn, góp phần không nhỏ vào việc phá hủy cơ thể.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn