Ăn thịt thú rừng quý hiếm để chứng tỏ đẳng cấp dường như là mốt của các đại gia lắm tiền nhiều của, bất chấp những loài động vật đó đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Ăn thịt thú rừng quý hiếm đã thành thú vui man rợ của nhiều người |
Ăn thịt thú rừng để chứng tỏ mình
Khỉ là một trong những loài động vật quý hiếm, được liệt trong danh sách đỏ động vật cần được bảo tồn trước nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, với những công dụng bồi bổ sức khỏe cho các quý ông, thì thịt khỉ đã trở thành món ăn để con người đua nhau săn lùng.
Trò chuyện với người đã từng có mặt tại một cuộc ăn chơi của các đại gia, và đã được mục sở thị những cảnh tượng hãi hùng trong cuộc ăn thịt loài động vật đáng thương này. Anh Tuyến, ở Việt Trì, Phú Thọ cho biết, cách đây vài năm, anh được một người bạn đưa đi thưởng thức món thịt khỉ tại một quán nhậu trong khu Xuân Sơn, Phú Thọ. Nghe về công dụng của óc khỉ, thịt khỉ, cao khỉ đã lâu, tuy nhiên đây là lần đầu tiên anh có cơ hội được tiếp cận với món ăn bổ dưỡng này.
Anh T kể lại câu chuyện trong nỗi niềm vô cùng bức xúc. Vốn là một cán bộ Sở nông nghiệp Tỉnh, anh nói rằng đi để xem người ta đã làm gì với những con khỉ đáng thương này, xem các đại gia ăn chơi tiêu khiển ra sao, chứ thâm tâm anh không nghĩ rằng sẽ ăn thịt khỉ.
Tại đây, một người tên Hoàng được giới thiệu là tay săn khỉ chuyên nghiệp đã tiếp đón các anh rất niềm nở. Người bạn của anh T vừa mới ngỏ ý muốn có một bữa nhậu thịt ông đại thánh, ngay lập tức Hoàng đã đem ra ngay một con khỉ đuôi dài, nặng gần chục kg để tiếp đón khách quen.
Chú khỉ nhanh chóng bị đánh gục
Anh Hoàng hỏi: “Ai muốn ăn óc khỉ còn sống?”. Không đợi trả lời, Hoàng liền nhặt khúc gỗ đập mạnh vào đỉnh đầu chủ khí vẫn còn đang cố gắng giẫy giụa. Với cú đập như trời đánh, chú khỉ đã nhanh chóng nằm bất động. Quá thương tâm, tôi đã ngoảnh mặt quay đi chỗ khác, thì tên Hoàng cười nhạo “ Anh bạn này mới đi lần đầu hả, thảo nào nhát gan quá, đây là cách “tẩm bổ” của dân nhậu sành điệu. Giờ chỉ cần thêm gia vị vào hộp sọ khỉ rồi dùng muỗng múc ăn,.. Như vậy mới sành điệu!”.
Dù có bị nói thế nào, thuyết phục ra sao, anh T vẫn cương quyết từ chối món óc khỉ ghê rợn đó. “Chiếc đầu khỉ được chặt bỏ riêng, phần thân thì Hoàng lấy một chiếc dao nhọn sắc phanh ra, sau khi làm lông sạch sẽ rồi cho vào chiếc nồi luộc. Còn chiếc đầu thì được đun lên, sau khoảng 15 phút vớt ra, Hoàng lấy chiếc dùi đục banh đầu, rồi anh bạn tôi cùng một vài người khác thản nhiên múc ăn”. Anh T kể lại.
Rụt rè không dám ăn, bạn a T nói : “Ông dốt lắm, dại gì không ăn, đến đây làm cảnh àh” rồi giải thích: “Mọi thứ của khỉ đều bổ. Ăn óc thì bổ óc, ăn tay thì bổ tay...".
Khỉ quay là một trong những món ăn ưa thích của các đại gia
Ngó sang những bàn nhậu khác, anh T thấy bàn nào cũng có những món ăn tương tự từ thịt khỉ, nhiều bàn nhậu còn vô tư móc óc khỉ ăn sống, mặc kệ cho con khỉ đang còn thở thoi thóp và chân tay vẫn đang giãy giụa.
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, đi về tôi mới thấy được cái mặt trái của xã hội hiện đại, mới thấy được dã tâm của con người khi thản nhiên ăn thịt loài động vật anh em với mình. Xã hội bây giờ loạn quá”. Anh T nói.
Câu chuyện buồn của loài voọc cũng như chuyện buồn của loài gấu, loài voi, cọp. Số lượng những loài vật này đang tàn lụi thê thảm vì sự độc ác của con người.
Bản thân tôi đã được tham dự một bữa tiệc cùng một vài vị lắm tiền nhiều của với những món ăn được giới thiệu là đặc sản thú rừng, gồm thịt hổ, thịt ngựa, thịt cọp… Chủ nhân bữa tiệc là một đại gia ở Hà Nội, người đã trở nên giàu có bởi nghề săn thú rừng quý hiếm rồi về giết mổ, hoặc nuôi lâu ngày khi nào gặp khách thì bán. Vợ chủ nhà niềm nở tiếp đón chúng tôi, bà cho biết: “Trong tủ lạnh còn rất nhiều, mọi người cứ ăn uống thoải mái, tôi ăn nhiều quá, giờ đâm ra sợ mấy thứ này lắm”. Bữa đó, tiết hổ được cánh đàn ông pha lẫn với rượu và uống như một món đồ bồi bổ dương khí, còn thịt hổ, thịt cọp được chế biến thành nhiều món nhậu. Nghe lời mời mọc của bà vợ, tôi cũng gắp thử một miếng thịt hổ lên, nhưng chao ôi, cái mùi ngây ngấy, hôi hôi của nó làm tôi muôn ói. Mọi người nhìn tôi cười khẩy, và vô tư ăn hết đĩa này đến đĩa khác.
Thịt hổ được chế biến thành nhiều món khác nhau
Xót xa số phận thú rừng, xã hội không thể im lặng
Khỉ được xem là động vật thông minh và có trí khôn, có ân tình, có tình mẫu tử không thua kém gì loài người. Giữa chúng có tình cảm vợ chồng sâu sắc và tình mẹ con thiêng liêng, khỉ cũng sinh con và nuôi con bằng nguồn sữa mẹ không khác gì con người. Vậy mà, hiện nay, săn bắn khỉ để ăn thịt đã trở thành thú vui vô nhân tính của con người.
Những đoạn video, hình ảnh ăn thịt khỉ tàn ác trong thời gian trước còn chưa khiến người ta nguôi ngoai, thì những ngày qua, cộng đồng mạng lại sục sôi phẫn nộ vì một bộ ảnh chụp chi tiết công đoạn giết một cặp mẹ con voọc được đăng tải trên facebook.
Những bức ảnh giết voọc gây phẫn nộ dư luận trong những ngày qua
Bộ ảnh đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, và yêu cầu các cơ quan chức năng phải vào cuộc để xem xét nghiêm túc hiện trạng đau lòng này.
Theo Sách đỏ Việt Nam, voọc chà, voọc đen, voọc mũi hếch… mỗi năm chỉ đẻ 1 con đang là loài thú hoang bị loài người săn lùng, giết hại bạo tàn nhất. Mặc dù biết rằng săn bắn voọc là phạm pháp, thậm chí có thể bị đi tù tới 3 năm, nhưng vì món lợi nhuận khổng lồ mà chúng đem lại, vì thú vui chi tiền không tiếc tay của các đại gia, mà số phận những con voọc vẫn đang bị đe dọa hơn bao giờ hết.
Bên cạnh loài voọc, hổ cũng bị săn bắt để lấy da, xương, hay các bộ phận khác. Nạn săn bắt, buôn bán hổ khiến số lượng loài động vật quý hiếm này giảm 95% so với đầu thế kỷ 20. Ngày nay trên thế giới chỉ còn khoảng 5.000 - 7.000 cá thể hổ hoang dã, trong đó có khoảng 200 con ở Việt Nam.
Những hình ảnh thương tâm ở một địa điểm nấu cao hổ
Có mặt tại một lò giết mổ hổ và nấu cao chuyên nghiệp, người ta không khỏi đau lòng trước những cảnh tượng thương tâm. Hàng chục thanh niên lực lưỡng, chói chặt một chú hổ cái rồi liên tiếp là những quả tạ, chiếc búa giáng xuống đầu con hổ, Chẳng mấy chốc, chúa tể sơn lâm đã nằm gọn một góc. Sau đó là màn làm thịt ghê rợn. Đầu tiên là chiếc đầu đuợc cắt lìa bởi một chiếc dìu sắc lẹm, sau đó là lột lông, phanh thây, tách xương, thịt chỉ trong vòng 30 phút. Những chiếc nanh hổ cũng dễ dàng bị nhổ ra đem bán cho những đại gia thích sưu tập với giá cả chục triệu đồng.
Tạm kết
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người theo đó cũng được cải thiện về mọi mặt, nó đang tiến đến những nấc cao nhất của giá trị cuộc sống. Tuy nhiên, hãy đừng vì sức khỏe bản thân mình mà trà đạp lên các giá trị của cuộc sống, tự biến mình thành những con thú không còn lương tâm.
Danh sách những loài voọc quý hiếm cần bảo vệ 1. Voọc chà vá chân xám 2. Voọc chà vá chân đỏ 3. Voọc chà vá chân đen 4. Voọc mũi hếch 5. Voọc xám 6. Voọc mông trắng 7. Voọc đen má trắng 8. Voọc đen Hà Tĩnh 9. Voọc Cát Bà (Voọc đen đầu vàng) 10. Voọc bạc Đông Dương 11. Vườn đen tuyền tây bắc 12. Vượn đen má hung 13. Vượn đen má trắng 14. Vượn đen tuyền đông bắc |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?