Hành khách bị nhồi nhét, chặt chém đứng cả chặng đường dài trên nhiều tuyến xe về Hà Nội.
![]() |
Hành khách phải đứng và trả thêm tiền cho nhà xe trong dịp lễ |
Năm nay, kì nghỉ lễ kéo dài 5 ngày nên rất nhiều người tranh thủ về quê khiến lúc trở lại nơi học tập, làm việc nhiều người phải “vật vã” mới đón được xe.
Một độc giả đi xe tuyến Bắc Giang – Gia Lâm phản ánh với chúng tôi, nhà xe mà vị khách này đi đã thu tới 80.000 đồng/khách (giá cũ 50.000 – 60.000 đồng) trong ngày hôm nay (1/5). Không những vậy, hành khách trên xe còn bị nhồi nhét và nhiều người phải đứng trong cả chặng.
Điều đáng nói, những hành khách đi từ Chũ (Bắc Giang) đến Bắc Ninh (vé xe khoảng 30.000 đồng) nhưng cũng bị thu tiền bằng với mức giá từ Chũ đến cuối bến (Gia Lâm, Hà Nội).
Hành khách bị nhồi nhét trên xe chạy tuyến Bắc Giang - Hà Nội
Bạn Nguyễn Tuấn Huy (ở Thanh Hóa, Sinh viên trường ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết: “Đứng đợi từ sáng sớm để đón xe ra Hà Nội, giờ gần trưa rồi mà vẫn chưa bắt được xe nào anh ạ. Xe qua thì nhiều, nhưng hầu hết xe nào cũng chật cứng, tiền thì các nhà xe cứ hét trên trời khiến bọn em cũng lưỡng lự, chê đắt không đi thì sợ không có xe để ra trường cho kịp, mà đi thì lại chấp nhận bị “chém” mà lại phải ngồi chen chúc nhau, khổ lắm” .
Bạn Huy cũng cho biết thêm, dọc đường Quốc Lộ qua Thanh Hóa, lượng người đứng đợi xe rất đông. Cứ có xe khách chạy đến là dòng người lại ùa ra với hi vọng kiếm được một suất, nhưng không ít người đành ngậm ngùi đợi chuyến xe sau trong mệt mỏi.
Để ra được Hà Nội kịp đi học bạn Huy phải trả mức vé 135.000 đồng (90.000 đồng ngày thường) và chịu sự nhồi nhét của nhà xe.
Tại các tỉnh như Hà Tĩnh, Nghệ An, hành khách muốn có vé trong những ngày lễ như thế này phải đặt vé trước đó từ 15 ngày đến 1 tháng. Thậm chí những nhà xe uy tín, vé đã hết sạch trong những ngày đầu tiên rao bán. Những hành khách không mua được vé, chỉ còn cách đến địa điểm tập kết của xe sớm hơn cả tiếng đồng hồ với hi vọng “xí” được một suất vé ra Hà Nội.
Nhiều người dân mệt mỏi sau chuyến đi
Một hành khách tuyến Thanh Hóa - Hà Nội bực dọc cho biết: Không chỉ “chặt chém” hành khách tới 120.000 đồng/người (thay vì 80.000 đồng), chủ xe còn nhồi nhét đến 5 người ngồi ghế dành cho 3 người. Hành khách nào lên tiếng phàn nàn, nhà xe sẵn sàng phanh lại để khách xuống đường luôn. Vì bắt xe quá khó khăn, nên đa số hành khách đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Anh Hiếu (một hành khách đi tuyến Ninh Bình – Giáp Bát) nói trong mệt mỏi: “Tôi đợi mãi mới có chuyến xe còn trống chỗ để lên, nghĩ may mắn khi lên xe vẫn còn chỗ ngồi. Nhưng khi xe chạy được tầm gần 10km, nhà xe liên tục bắt thêm khách dọc đường, nhồi nhét không còn chỗ để chân. Đã vậy, tiền xe còn thu đắt hơn 30.000 những ngày bình thường".
Nhiều hành khách ngậm ngùi đứng mấy tiếng đồng hồ để xuống Hà Nội cho kịp thời gian học tập và làm việc. Nắm được tâm lý đó của khách, nhiều nhà xe ngang nhiên nhồi nhét và “chém đẹp” hành khách với mức giá trên trời. Mệt mỏi, nóng nực và ấm ức khi bị chèn ép là cảm giác chung của nhiều hành khách khi đi xe dịp lễ tết.
Hành khách cập bến Mỹ Đình sau cuộc hành xác
Hành khách mua vé ngồi để đi xe, tuy nhiên khi lên xe thì không còn một chỗ ngồi để nhấc nổi cái chân hoặc phải đứng cả mấy tiềng đồng hồ để lên được Hà Nội.
Tay xách bì gạo mang ở quê lên, anh Long (nhân viên kinh doanh) mệt mỏi: "Mình vừa đứng từ Hải Dương lên đến Gia Lâm, trong khi tiến vé phải trả ngang giá vé ngồi. Sau đó lại đi xe buýt từ bến Gia Lâm sang Mỹ Đình để về nhà trọ. Đứng hơn 2 tiếng đồng hồ, giờ chân rau bủn rủn hết rồi, nhưng vì xe nào cũng đông nên mình đành chấp nhận lên xe để đi".
Khi mời hành khách lên xe, nhà xe hứa sẽ xếp chỗ đàng hoàng, không chen chúc, xe có điều hòa mát lạnh. Thế nhưng khi khách vừa lên, cánh cửa xe đóng sập, cũng là lúc họ phải chịu tra tấn bởi những màn chen chúc, nhồi nhét và thái độ khó chịu của nhân viên phục vụ.
Thời tiết oi bức, lên xe bị nhồi nhét, thu thêm tiền là lý do khiến nhiều người có ý kiến với nhà xe, nhưng đều không được hồi đáp, hoặc có chăng là những câu trả lời qua chuyện như: “Thông cảm”, “Chịu khó chút vì ngày lễ”, có nhân viên còn buông thẳng vào mặt hành khách “không đi thì xuống”.
Hành khách bị đuổi xuống xe để bán cho xe khác tại Thanh Hóa
Theo ghi nhận của PV tại bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát chiều nay (1/5), lượng hành khách xuống tại bến rất đông. Lượng xe, hành khách trở lại Thủ đô sau nghỉ lễ đông kín khiến các tuyến đường vào bến tắc nghẽn.
Trong số những hành khách trở lại Hà Nội, có người phờ phạc vì đi xe đường dài, có người mệt mỏi vì xe nhồi nhét khách, nhưng cũng có hành khách cảm thấy may mắn vì đã bắt được chuyến xe trong những ngày cao điểm này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?


-
5 loại đất có thời hạn sử dụng không quá 50 năm theo quy định mới nhất, người dân cần đặc biệt chú ý
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ cuối tháng 4/2025




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển