Ngành giáo dục tỉnh Tiền Giang đang “dậy sóng” khi cùng lúc hai giáo viên tại TP Mỹ Tho trả lại quyết định bổ nhiệm làm hiệu trưởng.
Hai cô giáo trả lại quyết định bổ nhiệm làm hiệu trưởng (Ảnh minh họa) |
Điều đáng quan tâm là cả hai người đều là thành viên ban giám hiệu Trường tiểu học Nguyễn Trãi. Đó là cô Nguyễn Thị Hòa (quyền hiệu trưởng) và cô Bùi Thị Kim Hoàng (hiệu phó). Cô Hòa trả quyết định bổ nhiệm làm hiệu trưởng Trường tiểu học Kim Đồng, còn cô Hoàng từ chối quyết định làm hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn.
Dư luận xôn xao và thắc mắc lý do hai cô giáo này từ chối ngồi vào chiếc ghế hiệu trưởng mà nhiều người khác mơ ước, thậm chí tranh giành?
Ngày 8/12, ngay khi Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho trao quyết định bổ nhiệm làm hiệu trưởng, cô Nguyễn Thị Hòa đã cảm ơn sự quan tâm, tin tưởng của lãnh đạo phòng rồi trả lại quyết định này kèm theo một bản kiến nghị đã chuẩn bị từ trước.
Cô Hòa nêu nguyện vọng xin ở lại Trường tiểu học Nguyễn Trãi vì đã gắn bó với trường này 20 năm, xem đó là gia đình của mình, không muốn rời xa. Ở lại mà được làm giáo viên bình thường cũng chấp nhận.
Lý do thứ hai mà cô nêu ra là một năm rưỡi trước đây khi Phòng GD-ĐT giao cho cô làm quyền hiệu trưởng cô đã từ chối vì... không thích làm lãnh đạo. Nhưng vì tập thể giáo viên nhà trường động viên nên cô nhận nhiệm vụ và hết lòng, hết sức chăm lo để trường phát triển như hôm nay.
Giờ nếu có người khác thay thế thì cô sẵn sàng trả lại chiếc ghế này để trở lại làm hiệu phó hoặc làm giáo viên.
Còn lý do nữa là tuổi cô đã cao (50 tuổi), gia đình đơn chiếc, trong khi quãng đường từ nhà đến trường mới quá xa nên sẽ là trở ngại không nhỏ để cô hoàn thành chức trách được giao.
Sau khi trả quyết định làm hiệu trưởng, cô Hòa đã đổ bệnh vì thất vọng với cách đối xử của ngành giáo dục, bởi trước đó cô đã nhiều lần từ chối nhưng Phòng GD-ĐT vẫn ký quyết định ép cô làm hiệu trưởng.
“Tôi có lòng tự trọng của một nhà giáo. Nếu phòng vẫn ép, tôi sẽ nộp đơn xin nghỉ việc. Làm công tác giáo dục thì cái đầu phải thanh thản, chỉ nghĩ đến học trò mới làm tốt được. Khi cái đầu căng thẳng vì những chuyện ngoài nhà trường thì sẽ khó làm tốt chức trách người thầy” - cô Hòa tâm sự.
Còn cô Bùi Thị Kim Hoàng từ chối làm hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Quý Đôn, ngoài yếu tố lòng tự trọng còn có một phần từ sức ép của dư luận và phụ huynh.
Cuối tháng 11/2014, Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho làm việc với Trường tiểu học Lê Quý Đôn về việc điều động hiệu trưởng trường này sang làm hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Trãi và thông báo sẽ điều cô Hoàng (hiệu phó Trường Nguyễn Trãi) về làm hiệu trưởng Trường Lê Quý Đôn.
Ngay sau cuộc họp này, ban đại diện cha mẹ học sinh trường Lê Quý Đôn có văn bản gửi Thành ủy - UBND và Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho để phản đối việc đưa cô Hoàng về làm hiệu trưởng.
Lý do là bổ nhiệm cô Hoàng lúc này là trái quy chế bổ nhiệm hiệu trưởng vì cô này làm hiệu phó chỉ mới khoảng một năm rưỡi (lẽ ra phải trên hai năm mới được xem xét).
Ngoài ra, giáo viên của Trường Lê Quý Đôn cũng có văn bản không đồng tình vì lo ngại năng lực của cô Hoàng không điều hành nổi một trường lớn như Lê Quý Đôn.
Thế nhưng đầu tháng 12/2014, Phòng GD-ĐT vẫn mời cô Hoàng đến để thông báo chuẩn bị có quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng. Vì lòng tự trọng, cô Hoàng không nhận lời ngay mà xin một tuần để suy nghĩ.
Chưa hết một tuần, cô Hoàng đã gặp lãnh đạo phòng để cảm ơn và từ chối nhận quyết định làm hiệu trưởng. Lý do cô Hoàng đưa ra là “không đủ năng lực để điều hành trường lớn như Lê Quý Đôn”. Tình thế này buộc Phòng GD-ĐT phải cử hiệu phó Trường Lê Quý Đôn tạm điều hành trường này trong khi chờ tìm hiệu trưởng mới.
Hai cô giáo từ chối ngồi vào ghế hiệu trưởng cùng lúc khiến lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho lúng túng.
Trước khi có quyết định bổ nhiệm ba hiệu trưởng thì trên địa bàn TP chỉ có mỗi Trường tiểu học Kim Đồng thiếu hiệu trưởng, hai trường Nguyễn Trãi và Thiên Hộ Dương thì hiệu phó giữ chức quyền hiệu trưởng.
Thay vì chỉ cần bổ nhiệm một hiệu trưởng và “cắt quyền” cho hai trường là xong thì Phòng GD-ĐT TP Mỹ Tho lại điều động, bổ nhiệm như đã nêu. Hậu quả là hiện giờ có tới hai trường không có hiệu trưởng.
Trong khi đó tại Trường tiểu học Nguyễn Trãi có bộ máy lãnh đạo “khủng” với một hiệu trưởng, một quyền hiệu trưởng và hai hiệu phó! Đó là chưa kể ban đại diện cha mẹ học sinh Trường Nguyễn Trãi đang tiếp tục phản ứng việc Phòng GD-ĐT đối xử tệ với cô Nguyễn Thị Hòa.
Hiện rất nhiều giáo viên và phụ huynh ở TP Mỹ Tho lo ngại việc công tác nhân sự được làm thiếu chặt chẽ, khoa học của ngành giáo dục sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, làm con em họ bị thiệt thòi.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%