Sở GD-ĐT TP.Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời thực hiện các khoản thu khác ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục công lập từ năm học 2012-2013.
Có 4 khoản thu được phép thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh (Ảnh minh họa) |
Theo đó, có 4 khoản thu được phép thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh (HS).
Thứ nhất là khoản thu phục vụ bán trú, trong đó bao gồm: Tiền ăn (thu theo thỏa thuận với cha mẹ HS); tiền chăm sóc bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/tháng); tiền trang thiết bị phục vụ bán trú (không quá 150.000 đồng/HS/năm với mầm non và không quá 100.000 đồng/HS/năm với HS tiểu học và THCS).
Thứ hai là khoản thu học 2 buổi/ngày (không quá 100.000 đồng/HS/tháng với tiểu học và không quá 150.000 đồng/HS/tháng với HS THCS).
Thứ ba là tiền học phẩm, khoản thu này chỉ áp dụng với HS mầm non với mức thu không quá 150.000 đồng/HS/năm học.
Thứ tư là khoản thu nước uống tinh khiết cho HS, áp dụng cho tất cả các cấp học từ mầm non tới THPT với mức thu không quá 12.000 đồng/HS/tháng.
Giải thích về khoản thu tiền nước uống, mặc dù định mức phân bổ ngân sách của UBND TP đã có kinh phí cho khoản chi này, Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng: khoản ngân sách đó chi cho tiền nước uống đun sôi cho HS, trong trường hợp cha mẹ HS có nhu cầu cho con em mình uống nước tinh khiết thì sẽ đóng thêm khoản chênh lệch để mua nước uống tinh khiết. Căn cứ mức thu thực tế từng thời kỳ, từng cấp học để nhà trường thống nhất với cha mẹ HS quyết định mức thu cho phù hợp, nhưng không quá mức quy định tại hướng dẫn này và chỉ thực hiện khi có yêu cầu của ban đại diện cha mẹ HS trường cần có nước uống tinh khiết cho HS.
Hướng dẫn cũng nêu rõ: Với những khoản đóng góp tự nguyện khác để hỗ trợ xây dựng các công trình nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường, các dụng cụ phục vụ học tập, sinh hoạt của HS, chỉ thực sự có ý nghĩa khi được sự ủng hộ, tự nguyện của các đối tượng tham gia đóng góp.
“Bất kỳ hình thức ép buộc nào hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh HS là vi phạm pháp luật”, Sở GD-ĐT nhấn mạnh.
Sở GD-ĐT cho biết, các cấp quản lý sẽ định kỳ, đột xuất tổ chức kiểm tra thực hiện thu, chi các khoản thu khác tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thành phố. Sở GD-ĐT, UBND và phòng GD-ĐT các quận huyện, lãnh đạo các nhà trường, sẽ chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về việc thực hiện các khoản thu ngoài học phí của các cơ sở nói trên.
Hướng dẫn cũng lưu ý các trường có chế độ miễn giảm phù hợp đối với HS mà gia đình khó khăn về kinh tế. Tuyệt đối không để HS vì không có điều kiện đóng góp phải bỏ học.
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước