UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa hoàn tất kế hoạch di dời 1.800 hộ dân khu phố cổ tới khu đô thị Việt Hưng tại quận Long Biên.
|
Theo đề án của UBND quận Hoàn Kiếm, từ nay đến quý 1/2014, thành phố sẽ tiến hành và hoàn tất việc di dời dân phố cổ, trong đó giai đoạn 1 dự kiến di chuyển 1.800 hộ dân, gồm 562 hộ sống trong di tích, 148 hộ sống trong công sở, 1.051 hộ sống tại biển số nhà đông hộ, nhà xuống cấp nguy hiểm, nhà cổ cần bảo tồn.
Hiện thành phố đã giao cho quận Hoàn Kiếm 11ha đất ở khu đô thị Việt Hưng để xây dựng 16 tòa nhà cao 9 tầng, một tòa hỗn hợp là trung tâm thương mại cao 15 tầng và các công trình phúc lợi... Các khu nhà sẽ được thực hiện trong 4 năm với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, chủ yếu được huy động từ xã hội hóa và các doanh nghiệp.
Cũng theo đề án, thành phố sẽ có chính sách cụ thể cho từng nhóm dân cư. Với hộ dân sống trong ngôi nhà cổ giá trị, cần bảo tồn hoặc có diện tích ở dưới 5m2 mỗi người, sẽ được mua một căn hộ tại khu ở mới với giá được miễn tiền sử dụng đất theo tiêu chuẩn 20m2 mỗi người. Phần diện tích căn hộ ngoài tiêu chuẩn quy định sẽ mua theo giá kinh doanh thương mại. Với hộ dân tự nguyện di dời sẽ được mua một căn hộ theo giá kinh doanh thương mại.
Tổng kinh phí dự kiến cho việc di dời lên tới 4.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đề án cũng đưa ra quy định, sau khi người dân mua căn hộ mà bán hoặc cho thuê, đồng thời quay lại nơi ở cũ sẽ bị thu hồi căn hộ và xử lý theo quy định. Ngoài ra, quận Hoàn Kiếm sẽ kiểm soát chặt chẽ và áp dụng biện pháp cưỡng chế với các hành vi tái lấn chiếm.
Ngoài ra, các hộ dân sau khi nhận căn hộ tại nơi ở mới phải có cam kết chuyển hộ khẩu. UBND quận Hoàn Kiếm sẽ có quy chế cụ thể để kiểm soát chặt chẽ trường hợp chuyển đi và chuyển đến ở khu phố cổ. Việc chuyển nhượng diện tích nhà ở sau khi giãn dân cũng có sự khống chế (dự kiến chỉ được phép chuyển nhượng cho người sống trong cùng biển số nhà, hộ liền kề và phải có hộ khẩu phố cổ)…
Tại cuộc họp chiều 12/4 với các đơn vị liên quan, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi khẳng định, việc giãn dân phố cổ về bản chất cũng như giải phóng mặt bằng, nên cơ chế thực hiện sẽ tương tự.
Thành phố sẽ có cơ chế để hỗ trợ như hỗ trợ một phần lãi suất vốn vay ngân hàng cho doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà giãn dân nhằm hạ giá bán. Lãnh đạo thành phố cũng giao các sở ngành tính toán chính sách cụ thể với định hướng tạo thuận lợi nhất cho người dân di dời.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%