Hồ đá bên cạnh làng đại học quốc gia (ĐHQG) TP.HCM đã cướp đi hàng chục sinh mạng của những người đến tắm, vui chơi.
Rất đông sinh viên tập trung tại những mỏm đá cao rồi liều mình phóng xuống hồ. |
Hồ đá gần làng ĐHQG (thuộc P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình Dương) được nhiều người gọi là “hồ tử thần” bởi đã có hàng chục sinh viên, công nhân bỏ mạng khi ra tắm, hoặc chọn hồ đá là nơi… tự tử. Theo thống kê chưa chính thức, số nạn nhân của hồ này đến nay là hơn 50 người.
Hồ đá là tên gọi chung của 2 hồ được phân cách bởi con đường nội bộ của làng ĐHQG. Các hồ này được hình thành bởi con người, vì trước đây chỗ này là công trường khai thác đá. Người ta dùng mìn, xe cẩu đào khoét để lấy đá nên tạo thành lòng hồ sâu, dưới đáy lởm chởm đá cùng nhiều vực sâu nguy hiểm ẩn dưới dòng nước trong vắt.
Đến nay nhiều người vẫn nhớ vụ chết đuối thương tâm của 4 nữ công nhân tại đây vào ngày 7/2/2012. Các công nhân này rủ nhau đến hồ đá chụp ảnh lưu niệm, nhưng 2 người không may trượt chân ngã xuống hồ. Hai nữ công nhân còn lại thấy bạn gặp nạn nhào đến cứu và cả 4 người chết đuối trong hồ. Mặc dù “hồ tử thần” đã lấy đi nhiều nhân mạng nhưng vào mỗi chiều, hàng chục người, đa số là sinh viên, vẫn kéo đến tắm và... trình diễn như người nhện.
Một nữ sinh thách thức "hà bá".
Bác Nguyễn Văn Tám, sống gần làng ĐHQG, cho biết hình ảnh sinh viên bay từ vách đá dựng đứng xuống hồ trở nên quen thuộc vì nó diễn ra hàng ngày nên dần dần không ai để ý. “Có lần tôi thấy nhóm sinh viên ra hồ cá độ xem ai “bay" đẹp hơn thì sẽ ăn tiền, có người làm trọng tài phân xử luôn”, bác Tám kể. Khi được hỏi vì sao hồ đá tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà vẫn đến tắm, các sinh viên cho biết nơi vui chơi giải trí trong làng ĐHQG quá ít, mà khu vực hồ đá có khung cảnh thơ mộng, mát mẻ nên là địa điểm thu hút họ, mặc dù biết nếu lỡ sa chân xuống sẽ dễ mất mạng.
Đáy hồ đá có nơi rất cạn...
Nguyên nhân dẫn đến những cái chết thương tâm tại đây là do người tắm... không biết bơi khi trượt xuống vực sâu. Ngoài ra hồ đá là nước ngầm chứ không thông với các con sông nên rất lạnh, dễ làm người tắm bị chuột rút trong khi bơi. Thế nhưng, như “điếc không sợ súng”, hàng ngày hàng chục sinh viên bất chấp nguy hiểm lao mình từ vách đá xuống lòng hồ thách thức “tử thần”.
... Nhưng cách một bước chân thôi là có thể trượt vào miệng vực sâu rất nguy hiểm.
Bên cạnh những vụ chết đuối, khu vực này chưa có đèn đường thắp sáng nên cũng là nơi lý tưởng để những đối tượng cướp giật, trấn lột hành nghề. Gần đây nhất là trường hợp em Phạm Ngọc Nh. (20 tuổi, sinh viên trường đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM) và bạn gái là Huỳnh Thị Diễm Ch. (20 tuổi, sinh viên trường đại học KHXHNV) bị nhiều đối tượng tấn công cướp xe máy vào ngày 23/10/2012 khi lái xe gần hồ đá.
Cơ quan chức năng phát hiện một thi thể chết đuối ở hồ đá.
Dù chính quyền địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp như rào chắn, dựng biển cấm tắm nhưng vẫn không “ăn thua” với những sinh viên có “máu liều”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Việt Nam sở hữu 1.000 cây gỗ quý được xem như báu vật, một khúc cũng có giá tiền tỷ
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này
- Sát Tết có 4 nghề 'hái' ra tiền, thu nhập cả trăm triệu/tháng mà không cần trình độ đại học
- Từ 1/1/2025, người dân ra đường vi phạm 2 lỗi này sẽ bị phạt nặng, tăng từ 30 lần đến 50 lần mức cũ