'Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài và gọi mọi người đến cứu'.
Giây phút sập hầm qua lời kể của người thoát nạn |
"Khi chúng tôi chạy ra, hầm chưa bị lấp hẳn"
Là người chạy thoát khỏi hầm ngay khi đất đá bất đầu dổ xuống, anh Nguyễn Văn Tuấn (công nhân Công ty Cổ phần Sông Đà 505) vẫn chưa hết xúc động khi kể lại vụ sập hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng).
“Tôi đang đi sau chiếc xe máy đào thì bất ngờ nghe tiếng đất đá đổ ầm ập xuống. Ngay lập tức tôi quay đầu chạy thục mạng ra ngoài và gọi mọi người đến cứu”- anh Tuấn kể lại.
Thông tin từ anh Tuấn, trên thực tế kíp làm việc có 15 người nhưng lúc đó chỉ mới có 12 người vào trong, anh và 2 người nữa đi phía sau nên chạy ra được.
“Lúc đó, trên công trường, ngoài 3 người chạy ra được thì chỉ có hai người khác đang đau chân nằm trong lán. Chúng tôi đã rất hoảng loạn. Khi chúng tôi chạy ra kêu cứu, rồi chạy vào, hầm vẫn chưa bị lấp hẳn, nhìn từ ngoài vẫn còn có thể thấy được bên trong. Tuy nhiên sau đó, đất đá tiếp tục đổ xuống và lấp hẳn. Khoảng 1 giờ sau khi xảy ra tai nạn, lực lượng cứu hộ mới đến được hiện trường” - anh Tuấn kể tiếp.
Theo công nhân này, sự cố trên xảy ra vào khoảng 6 rưỡi ngày 16/11.
Rồi anh xúc động nói: “Từ hôm qua, tôi chưa chợp mắt được phút nào. Đêm qua, khi nghe các đồng nghiệp còn sống tôi đã mừng như phát điên lên. Cầu trời cho họ sớm được đưa ra!”.
Nước dâng cao, cứu hộ gặp khó khăn
Sáng nay, công tác cứu hộ vẫn đang được gắp rút triển khai. Ngoài lực lượng có mặt từ suốt hơn 1 ngày qua, hơn 30 chiến sĩ công binh của Quân khu 7 cũng đã đến hiện trường để phối hợp cứu hộ.
Sáng sớm, trời đổ mưa nhỏ, nhưng đến thời điểm này, nắng đã hửng lên khiến công tác cứu hộ bên ngoài được suôn sẻ hơn.
Tuy nhiên phía bên trong, theo thượng tá Phạm Quý Tỵ, Phó trưởng công an huyện Lạc Dương, do lượng đất đá sạt lở rất lớn, cùng với đó nước đang mỗi ngày một dâng lên nên công tác cứu hộ trong hầm gặp khó khăn.
Hiện tại, phương án đào hầm cóc để tiếp cận các nạn nhân vẫn tiếp tục được triển khai. Theo đó, phía bên trong vẫn tiếp tục đào hầm và chuyển đất đá ra ngoài. Phía bên ngoài, một tổ khác đang cưa gỗ đóng khung để gia cố các đoạn hầm vừa đào xong.
Bên cạnh đó, các lực lượng khác như y tế, cứu hỏa…cũng đang túc trực 24/24 với đầy đủ các dụng cụ, thuốc men cần thiết để vừa hỗ trợ lực lượng cứu hộ vừa sẵn sàng ứng cứu khi các nạn nhân được giải thoát.
Về phía các nạn nhân, Phó trưởng công an huyện Lạc Dương cho hay lực lượng cứu hộ vẫn liên tục liên lạc với 12 công nhân bị mắc kẹt. Hiện, sức khỏe của các nạn nhân đều ổn định.
Phía bên trên, hàng trăm người dân vẫn đang theo dõi công tác cứu hộ. “Khi nghe các công nhân vẫn an toàn, chúng tôi đã hết sức vui mừng. Hi vọng họ sẽ được đưa ra trong sáng nay” - một người nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?