Nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan đã chỉ ra, với nụ hôn kéo dài 10 giây, hai người đang trao nhau tới 80 triệu vi khuẩn.
Giật mình với số lượng vi khuẩn khổng lồ trong mỗi nụ hôn |
Những nụ hôn ngọt ngào là gia vị không thể thiếu của tình yêu. Nhưng có lẽ nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Hà Lan sẽ khiến không ít cặp đôi ngại ngùng trước khi trao nhau nụ hôn. Theo đó, các chuyên gia chỉ ra rằng, với mỗi nụ hôn kéo dài 10 giây, hai bạn đang trao cho nhau 80 triệu vi khuẩn trong miệng.
Cùng với đó, các nhà nghiên cứu cũng cho biết, những cặp đôi hôn nhau ít nhất 9 lần/ngày cũng sẽ có số lượng vi khuẩn tương tự trong miệng.
Kết luận này được các chuyên gia thuộc Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Ứng dụng của Hà Lan đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu 21 cặp đôi bằng cách yêu cầu họ trả lời bảng câu hỏi về tần suất cũng như thói quen khi họ hôn nhau.
Sau đó, những cặp đôi này sẽ được lấy mẫu để kiểm tra thành phần các vi sinh vật trong nước bọt cũng như trên lưỡi của họ.
Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, khi các cặp đôi thường xuyên hôn nhau thì các vi sinh vật, vi khuẩn trong nước bọt của họ cũng trở nên tương đồng. Bởi thế nếu như một cặp đôi hôn nhau ít nhất 9 lần/ngày thì các vi khuẩn trong nước bọt sẽ gần như giống nhau hoàn toàn.
Để tìm hiểu rõ hơn số lượng vi khuẩn được chuyển giao giữa hai người trong một nụ hôn, các chuyên gia người Hà Lan đã yêu cầu một người trong mỗi cặp đôi uống loại đồ uống có chứa khuẩn Lactobacillus và Bifidobacteria trước khi họ hôn nhau.
Sau đó, các cặp đôi sẽ hôn nhau trong một môi trường kiểm soát. Kết quả là, số lượng các loại vi khuẩn nói trên ở người còn lại tăng gấp 3 lần sau khi hai người hôn nhau. Các chuyên gia tính toán có tổng cộng khoảng 80 triệu vi khuẩn đã được trao đổi giữa hai người trong một nụ hôn kéo dài 10 giây.
Nhà nghiên cứu Remco Kort cho biết: "Nụ hôn là biểu hiện của sự thân mật, âu yếm chỉ có ở con người và nó phổ biến hơn 90% tại các nền văn hóa nổi tiếng. Vì thế, thật thú vị khi chúng tôi có thể tìm hiểu rõ nét hơn những tác động của một nụ hôn với hệ sinh vật trong khoang miệng".
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Microbiome.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%