Cô Tan Yi, một giáo viên đang công tác tại tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, đã bị buộc phá thai nếu không muốn bị đuổi việc.
|
Sự việc của cô Tan ngay lập tức gây phẫn nộ trên cả nước Trung Quốc.
Cô Tan Yi đang mang bầu em bé thứ hai. Cho đến nay, thai nhi đã được 5 tháng tuổi. Cô đã báo cáo chính quyền tỉnh An Huy, nơi cô sinh sống và được chính quyền đồng ý cho sinh con. Tuy nhiên, tỉnh Quý Châu, nơi Tan Yi đang làm việc lại không hề có ý định tạo điều kiện cho cô.
Các cán bộ dân số tỉnh Quý Châu đã yêu cầu Tan Yi phải phá thai nếu không sẽ yêu cầu Hiệu trưởng đuổi việc cô. Các cán bộ còn công khai hết thông tin tên tuổi của Tan Yi và người thân lên truyền hình.
Người dân Trung Quốc vô cùng giận dữ khi nghe thông tin này. Cộng đồng mạng đã lập hẳn một phong trào ký tên yêu cầu Cơ quan dân số tỉnh Quý Châu phải công khai xin lỗi cô giáo Tan Yi.
Chính sách một con khiến một cô giáo phải lựa chọn giữa thai nhi 5 tháng tuổi hoặc công việc.
“Thật vô lý! Người mẹ đang ở giai đoạn sau của thai kỳ mà lại bắt họ bỏ thai. Tất cả chúng tôi đều rất phẫn nộ, đặc biệt là việc tung thông tin cá nhân của cô giáo Tan Yi lên mạng.” – Cô giáo Yu Jun, một người đã ký tên nói.
Sự việc của cô giáo Tan Yi một lần nữa đặt ra câu hỏi cho chính sách một con nghiêm ngặt của Trung Quốc đã được áp dụng trong suốt hơn 30 năm qua. Cô giáo Yu Jun nói thêm: “Nếu có thể, tôi sẽ sinh con thứ hai. Văn hóa Trung Quốc luôn đề cao đại gia đình. Nhưng bây giờ, tôi chỉ sợ rằng, nếu có ngày tôi qua đời, chắc con trai tôi cũng chẳng có mấy người thân đến chơi mỗi dịp lễ Tết.”Kể từ năm 2014, Trung Quốc đã nới lỏng chính sách, cho phép các cặp vợ chồng có thể sinh con thứ hai. Ông Cai Yong, một chuyên gia dân số cho rằng: “Trung Quốc nên cho phép tất cả các cặp vợ chồng được quyền sinh con thứ hai”. Ông cũng nhấn mạnh: Chính sách một con là không cần thiết và đã thất bại.
Giáo sư Cai cho rằng: "Cùng với những tiến bộ giáo dục và phát triển đô thị, người dân sẽ biết cách đảm bảo kế hoạch hóa gia đình trong dài hạn. Chính sách một con của Trung Quốc là nguyên nhân khiến chi phí xã hội tăng cao. Tỉ lệ già hóa nhanh chóng, mất cân bằng giới tính khiến tình trạng phân biệt đối xử ngày càng tăng"
Quay lại với trường hợp của Tan Yi, mọi người khuyên cô nên về quê nhà ở An Huy để sinh con. Nhưng như vậy, rất có thể cô sẽ mất việc.
Đó là một bài toán khó, ít nhất là trong thời điểm chuyển giao chính sách tại Trung Quốc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước