Để xử lý vết rò rỉ đập, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 cho bơm hóa chất vào trám để ngăn nước thấm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, cách làm này không khả thi, có thể tạo lỗ nứt hơn.
|
Những ngày qua nhiều công nhân được huy động chữa vết nứt, rò trên thân đập. Họ phải treo mình lơ lửng trên độ cao hàng chục mét để khoan, trám các vết rò và bắt ống nhựa dẫn nước, nhằm phân tán dòng chảy ra thành nhiều hướng, tránh tình trạng nước chảy tập trung.
Tại một số điểm rò rỉ hạ lưu đập chính thủy điện Sông Tranh 2 đã được trám trét, song nước phun ra mạnh hơn. (Ảnh: Trí Tín)
Quan điểm của Ban quản lý dự án thủy điện 3 - chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 là khi mực nước hồ hạ tới đâu thì tìm giải pháp bơm vữa chống thấm đến đấy.
Ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Nam quả quyết: "Cách trám, bịt, khoan bơm bê tông khắc phục điểm rò rỉ như vậy, tôi khẳng định là không khả thi. Một khi dùng mũi khoan vào các điểm rò rỉ thì sẽ tạo lỗ to hơn, nước chảy ra nhiều hơn. Nếu có bịt được tạm thời ở phía hạ lưu thì nước thẩm thấu ngấm trong thân đập càng nhiều, về lâu dài dễ gây hỏng thân đập".
Ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cũng phản đối: "Cần thiết có thể ngưng vận hành nhà máy, xả nước hồ để xử lý rốt ráo các điểm nứt, rò rỉ của con đập, đảm bảo an toàn".
Ông Phạm Ngọc Sinh, Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Quảng Nam khẳng định: "Cách khoan, bơm bê tông, hóa chất vào các vị trí rò rỉ ở phía hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2 là không khả thi, nước ngấm thêm vào, về lâu dài dễ phá hỏng thân đập. (Ảnh: Trí Tín)
Giáo sư, tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam thì khẳng định, xử lý chống thấm, rò rỉ ở hạ lưu đập chỉ là giải pháp tạm thời, có nguy cơ rò rỉ nước trở lại sau thời gian ngắn. "Cần thiết phải hạ mực nước hồ xuống thấp, sau đó tổng kiểm tra chiều dài theo thân đập rồi xử lý theo hướng từ thượng về hạ lưu thì mới ổn định lâu dài được", ông Giang nói.
Các chuyên gia của Cục giám định Nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng, sau khi kiểm tra thực tế nứt đập Sông Tranh 2, cũng khuyến cáo không nên bơm hóa chất vào vết nứt phía hạ lưu nữa mà dùng xi măng hoặc trám bằng nhựa đường vào các điểm rò rỉ ở thượng lưu của đập.
Hiện tại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng đưa ra hai bước hoàn thiện hệ thống thu gom và thoát nước thấm, rò rỉ qua thân đập. Cụ thể, trước mắt tập trung kiểm tra toàn bộ hệ thống thu gom và thoát nước thấm theo thiết kế được phê duyệt, thông toàn bộ các ống thu gom nước trong thân đập bị tắc trong quá trình thi công và thời gian vận hành vừa qua. Nếu ống nào không thông tắc được thì khoan bổ sung ngay. Hoàn thiện hệ thống rãnh thoát nước trong hành lang thân đập để tăng khả năng thoát nước và hoàn thiện hệ thống thu gom nước thấm bên ngoài hai vai đập.
Sau khi thực hiện những giải pháp trên mà nước thấm ra hạ lưu không giảm, EVN sẽ xem xét phương án xử lý chống thấm bổ sung. EVN cũng chỉ đạo Ban quản lý dự án thủy điện 3 phối hợp với tư vấn thiết kế và các đơn vị liên quan thực hiện ngay việc phân tích số liệu quan trắc đã có để đánh giá toàn diện về chất lượng và an toàn của đập.
Công nhân dùng biện pháp thủ công xử lý các điểm rò rỉ thân đập chính thủy điện Sông Tranh 2. (Ảnh: Trí Tín)
Tiến sĩ Bùi Trung Dung, Phó cục trưởng Cục kiểm định chất lượng công trình xây dựng thuộc Hội đồng thường trực nghiệm thu Nhà nước (Bộ Xây dựng) cho rằng phải tìm mọi cách giảm lượng nước rò rỉ qua thân đập, bởi lưu lượng nước thấm 30 lít một giây là quá lớn. Do đó cần nhanh chóng kết nối để thoát nước thấm ở rãnh trái trong hầm, giải quyết tận gốc nguồn nước thấm chảy ra.
Ông Dung nhận xét: "Giải pháp khai thông đường ống bị tắc chứng tỏ EVN đang lúng túng trong quá trình khắc phục rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2". Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 đang chạy hết công suất để giảm nhanh lượng nước trong hồ, nhằm xử lý việc thấm, rò rỉ nước qua thân đập chính.
Công trình thủy điện Sông Tranh 2 được xem quy mô lớn nhất khu vực miền Trung, hồ chứa 730 triệu mét khối nước, đập chính nằm ở cao trình 100 mét.
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Ai là người có lương hưu cao nhất Việt Nam? Con số 'khủng' đến mức nào mà khiến nhiều người giật mình
- Đấu giá biển số vừa diễn ra, đắt nhất ở tỉnh thành nào?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM